Cái chết hiên ngang của Hồ Huân Nghiệp


     Mờ sáng hôm sau, chúng đã đem ông ra hành quyết. Không một ai được gặp mặt ông. Chúng đem cơm rượu đến cho ông ăn. Ông co chân đạp đổ. Máy chém đã đặt giữa lòng sân trại giam. Tên đao phủ đã treo lên lưỡi dao thép năng, chờ người tù nằm vào tư thế chịu chết! 

Cái chết hiên ngang của Hồ Huân Nghiệp

     Hồ Huân Nghiệp được dẫn đến. Ông mặc đồ nhà nho, quần trắng, áo sa lam, đi giầy Gia Định, chít khăn nhiễu Tam Giang. Ông thanh thản đến kỳ lạ. Trên đường sắp kề máy chém, tên giáo sĩ từ góc bên, gạt những tên lính áp tải, bước vội đến. Hắn nói thật to để mọi người chú ý:
- Hãy khoan, ta cần nói chuyện với người này.
Hồ Huân Nghiệp dừng lại. Viên giáo sĩ lắp bắp nói :
- Ông Nghiệp… ông Nghiệp, tôi thực bụng muốn giúp ông mà! Ông không nên chết, uổng phí mất một đời tài trí!
Huân Nghiệp nhìn hắn, bĩu môi cười khinh bỉ. Ông bước lên máy chém. Viên giáo sĩ níu áo ông lại, chìa chiếc thánh giá ra :
- Mẹ già ông ai nuôi? Ông Nghiệp ơi! Tội lắm! Chỉ cần ông hôn lên chiếc thánh giá này thì dù án đã phê chuẩn, máy chém lập tức cũng được dẹp đi thôi!
- Đừng quấy rầy ta!
     Hồ Huân Nghiệp lấy tay gạt mạnh, tay ông đánh mạnh vào cánh tay tên giáo sĩ khiến chiếc thánh giá văng xuống đất. Ông từ từ bước  lên máy chém, quay lại, đọc to mấy câu thơ vừa nghĩ được lúc sáng nay :
Kiến nghĩa ninh cam bất dũng vi,
Toàn bằng trung hiếu tác nam nhi.
Thử thân sinh tử hà tu hậu,
Duy luyến cao đường bạch phát thì
    Ông bước lên máy chém. Trong số người lính áp tải, có một người cùng tỉnh khác huyện với ông. Anh ta cảm kích trước cái chết hiên ngang, sau khi ông tử nạn, thường bí mật mua hương hoa đến chăm nom phần mộ. Anh còn liên lạc với người coi xà lim, thu nhập được kỷ vật của ông.
     Một đêm ra thăm mộ, vô tình anh gặp chàng hảo hán. Hai người làm quen với nhau và kết bạn cùng nhau. Chàng hảo hán đã nghe trọn phút lâm chung, nghe bài thơ tuyệt mệnh của người anh suy tôn làm thầy học, lòng lại càng thêm ngưỡng mộ, sùng tín.
     Sau này, anh đã đem kỳ vật của Hồ Huân Nghiệp về cho gia đình, đi tìm bằng được tân quân của Trương Định và theo cho đến phút ông Trương lâm nạn.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: danh nhan viet nam

Copyright © 2009 CÂU CHUYỆN DANH NHÂN