Huân Nghiệp và cuộc trò chuyện với vị linh mục người Pháp
Hảo hớn vái dài rồi lui. Huân Nghiệp định ngả mình một chút thì
một dáng người bệ vệ, vận áo tu sĩ, tay cầm cây thánh giá bằng bạc bước vào. Vị
linh mục người Pháp. Ông mở đôi mắt híp, dệch đôi môi mỏng, tiến thẳng đến chỗ
Huân Nghiệp, cất tiếng ồm ồm:
-
Chào ông!
-
Chào giáo sĩ!
-
Ông có khoẻ không! Ông thấy chúng tôi cũng biết người biết của đấy chứ!
Huân
Nghiệp cười:
-
Có thể là ông biết người, nhưng của ông tung ra lập mẹo lừa người, khéo mà phí
toi đấy!
-
Ông lại nghi ngờ lòng tốt của chúng tôi rồi!
-
Thưa giáo sĩ, người Pháp họ cũng biết dùng tiền của lắm! Cần bợ đỡ một ông quận
công để dựng lên một điểm tựa, mấy nghìn lạng vàng có là bao. Nhưng nếu phải
bớt miếng gạc cho một người dân bướng bỉnh, mất máu vì đại bác chết cho rảnh
mắt, thì họ cũng bớt!
Đức
cha nhíu lông mày, cười nhạt:
-
Người Nam Kỳ ta quả là khó chiều!
-
Ông lầm đấy! Người Việt Nam, nhất là dân Nam Kỳ, chỉ ưng kết bạn. Nhưng đánh
rắn thì họ lại đập nát đầu!
-
Ông quả là một con người có lá gan bằng thép!
Giáo
sĩ ngồi thừ người trong ghế xích đu, nghĩ kế mới. Huân Nghiệp rót trà mời rất
lịch thiệp. Ông cũng nhắp chén trà nóng, cầm điếu thuốc lào, châm đóm, rít mồi
thuốc giòn tan, không cần biết kẻ ngồi trước mặt mình là ai! “Đức cha” hơi phật
ý! Ông ta đi đi lại lại và nói :
-
Sáng nay, tôi thấy bà cụ đến gặp ông. Ra ngoài đường, bà tưởng như qụy, không
đứng nổi nữa. Người thiếu phụ cùng đi xốc cụ dậy, cả hai đều khóc sướt mướt.
Tôi cầm lòng không nổi, nên tôi muốn giúp ông!
-
Đạo nho rất trọng hai chữ trung hiếu. Bậc sĩ quân tử như ông nỡ nào lại coi nhẹ
chữ hiếu!
-
Ông lầm rồi! Chính là hiểu lòng mẹ tôi nên tôi không dám làm trái ý bà. Ông là
người thay Thiên chúa để vỗ về đám dân chúng, vốn rất giỏi tâm lý, sao lại nói
thế? Tôi được mẹ nuôi nấng từ nhỏ,biết rất rõ mẹ tôi không muốn tôi là kẻ hư
đốn phản dân, hại nước.
Giáo
sĩ cười ngạo mà nói :
-
Ông hơi câu nệ dấy. Phương tây chúng tôi lấy vãn minh làm trọng. Người Pháp đem
văn minh đến cho nước ông, tôi nghĩ, nếu các ông thức thời thì nhất thiết phải
cộng tác với chúng tôi chứ!
-
Thưa ông, nếu các ông thực bụng đem văn minh đến cho nước tôi mà không nhằm một
chút lợi lộc gì, thì người Việt Nam chúng tôi trải chiếu hoa đón người Pháp
vào. Nhưng cái chính là các ông muốn cướp nước tôi thật sự, muốn biến dân chúng
tôi thành một lũ tôi đòi, biến vua chúng tôi thành một gã nô lệ dễ bảo; vơ vét
của cải đem về chính quốc như tất cả những người ngoại bang đã sang đây! Cha
ông chúng tôi đã đọc nhiều lời phủ dụ ngọt ngào của các vua Nguyên, vua Minh,
vua Thanh, và đã trả lời họ bằng giá máu để giành lại đất nước…
Giáo
sĩ át đi:
-
Ồ,mỗi thời mỗi khác, người Tầu khác, người Pháp khác. Về phần tôi, làm nghề
giáo sĩ, tôi lấy tình thương của chúa muốn tránh cảnh chém giết, máu chảy đầu
rơi vô ích nên mới tận tình giúp ông.
Huân
Nghiệp cũng cười, dõng dạc, vừa đi vừa nói quanh chiếc bàn lim lớn:
-
Nghề nào cũng có chân có giả. Đến vàng ngọc cũng có đồ giả. Thầy tu cũng vậy
thôi. Đạo Phật chúng tôi cũng có nhiều người đi tu. Có người đúng là bậc hoà
thượng chí tôn, nhưng cũng có gã là sư hổ mang. Người chân tu, chân giáo thường
chọn chỗ lầm than, hoà đồng cùng dân chúng, lấy cái thiện làm hành động, lời
hay làm lời ân cần dậy bảo; chứ có đâu ngồi trong lầu cao, ăn cơm ngon, núp sau
tầu đồng, đại bác, bênh kẻ gây chiến đao binh, cướp của giết người, hoàn toàn
trái với đạo lý.
Cố
nén giận, viên giáo sĩ cười nham hiểm đáp:
-
Tôi sợ ông và những nhà nho thường hay có định kiến với người Ki-tô giáo chúng
tôi đó!
Huân
Nghiệp ý nhị đáp:
-
Đã hào hiệp thực lòng, thì ngại gì định kiến!
Viên giáo sĩ tức tối bỏ đi. Ngay tối hôm đó, bản án tử hình của Hồ
Huân Nghiệp được Soái phủ phê chuẩn. Nước Pháp chở máy chém từ Pa-ri sang để
chém đầu những người yêu nước Việt Nam! Chúng lôi ông trở lại xà lim tử tù, cùm
chặt lại, Tuy vậy ,khi ông được đưa từ nhà khách giáo đường về, chúng phải bất
ngờ lén đi một lối tắt, sợ du binh phục kích, đánh tháo mất một yếu nhân quan
trọng cánh tay phải của Trương Định.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: danh nhân lịch sử việt nam