Vũ Đình Phương xử kiện

    Năm ấy, huyện Lệ Thuỷ có nhiều án hình rất oái oăm. Một hôm, quan huyện mời Phương lên, ngồi sau màn, nghe xử án. Có một người trồng được giống dưa ruột vàng, bán rất đắt. Y khôn, giữ lấy giống, thường đem quả đi bán rất xa; ăn dưa chín ở trong nhà, thì này hết hạt, mới cho mọi người ăn, hạt thả vào bếp cho cháy hoặc nấu chín đi.
    Do đó, khỉ đưa đến lúc hái, có kẻ đột nhập vào, cứ nhè dưa, bất cứ lớn bé, đều lấy thuổng vằm ra hết cả… Người trồng dưa đau xót đem việc lên kiện quan…

Vũ Đình Phương xử kiện

    Hết buổi kiện, quan huyện hỏi Vũ Đình Phương :
-  Thủ phạm không bắt được, chứng tích không có, giờ xử sao đây. Không xử, thì kẻ hại người ăn nên làm ra, thành ra việc làm ăn không được an ổn, cũng không được.
    Phương nói:
-  Tôi có thể tìm ra thủ phạm?
-   Thật không? Ông có thể tìm được ư, Từ đâu?
-  Từ những quả dưa! Kẻ vằm dưa bằng thuổng, chắc là ghét nhà có dưa lắm! Họ đem những quả dưa lên trình quan, tôi thấy những nhát thuổng vằm nát dưa rồi! Chẳng tin quan xem lại đi. Bằng chứng đấy chứ ở đâu nữa!
    Quan huyện vẫn ngơ ngác không hiểu. Vũ Đình Phương lại nói :
- Quan hãy sức cho dân quanh vùng, nhà nào có thuổng phải dán tên họ vào đấy, đem lên nộp quan ngay hôm nay. Tôi sẽ giúp ngài tìm ra thủ phạm.
    Quan huyện sai người đi ngay, chiều hôm đó, thu về được ngót trăm chiếc thuổng.
    Quan huyện nói :
- Ngần này cái thuổng biết là cái nào của thằng ăn cắp đây?
    Phương nói:
-   Cho người nếm lưỡi thuổng sẽ biết.
    Quan huyện hiểu ý. Quả nhiên khi nếm lưỡi mấy chiếc thuổng có vị đắng, theo tên họ của chủ thuổng dán trên đó, đều tìm ra thủ phạm. Họ khai rằng, chủ ruộng dưa, tìm được giống tốt, không chịu chia xẻ cho người trong làng, nên họ ghét, đem thuổng đến vằm nát dưa của hắn ra.
- Quan huyện cho phiên toà tạm nghỉ để hỏi ý Vũ Đình Phương nên xuống án như thế nào?
    Phương nói:
-  Phá hại của người khác là có tội. Nhưng chủ dưa vì lợi ích của nhà mình mà gây thù oán, lại không chịu quảng bá giống dưa mới cho làng, cái ích kỷ này cũng là một tội ác. Quan phạt thế nào là tuỳ quan.
 

Nguyễn Công Trứ trở thành Tham tri bộ Hình

    Về triều, Nguyễn Công Trứ được bổ nhiệm tham tri bộ Hình. Ông xử liên tiếp mấy vụ án lớn ở vùng trong, nổi tiếng là người cương trực. Một bữa ông nhận được thư của quan hiệp trấn Nam Định Nguyễn Nhược Sơn báo sẽ vào kinh để tâu vua về việc mở mang và phê chuẩn lập hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn. Nguyễn Công Trứ mừng lắm. Nhược Sơn lại có ý muốn tìm một người vỗ yên đám dân tứ chiêng du thủ, du thực ở Tiền Hải, mà chưa nghĩ ra ai. Theo ý ông, nếu để một viên quan văn ở dây, e ra chưa ổn. Vì máu lục lâm thảo khấu của dân Tiền Hải vẫn còn sôi sục. Mà tiến cử người bản địa thì ngoài hai anh em Phí Quí Trân, Phí Quí Trại không còn ai.;.

Nguyễn Công Trứ trở thành Tham tri bộ Hình

    Nguyễn Nhược Sơn ghé thăm nhà Nguyền Công Trứ hai người bàn bạc thâu đêm. Sáng sớm” Nguyễn Nhườc Sơn được gọi vào chầu, để hỏi công việc về hai huyện Kìm Sơn và Tiền Hải và việc bổ dụng quan phụ mẫu ở đổ.Kìm Sơn tìm được người rồi. Nhưng Tiền Hải,bởi vì là dân chiêu tập từ trước, nếu bổ nhiệm một viên quan ván, không khéo thì bọn quấy trời phá nước dám phá cả huyện đường cướp ấn…
    Buổi chiều, Nguyễn Công Trứ được mời vào Nội mật viện.
    Ông nhìn mấy cái đám họ Trương, họ Nguyễn, những kẻ lúc nào cũng bám gấu quần Vua, mà khinh bỉ. Họ cũng không ưa gì ông. Tuy hai bên rất ghét nhau, nhưng bẻ ngoài họ vẫn hết sức ân cần. Vua ban trà cho Nguyễn Công Trứ. Trước khi vào tiệc, Vua đùa hỏi:
-   Ông nhận việc quan ợ bộ Hình thấy thế nào?
Nguyên Công Trứ thưa:
-   Dạ, việc cũng mới đến, thần còn đang dốc lực vào mấy vụ án lớn!
-   Án lớn nào? Sao ta chưa biết?
-   Dạ, tâu Đức Vua, nếu như án lớn bầy ra trước mắt, thì quan hình nhàn lắm. Phải làm sao nhìn thấu những vụ án mà kẻ bị gông trói chỉ là vật tế, còn những kẻ vớ bẫm lại là mũ áo cao sang.
 

Nguyễn Công Trứ tố cáo quan tham


- Khanh muốn nói rằng trong đám đại thần của ta cũng có tham nhũng?
    Nguyễn Công Trứ biết mấy ông đại thần nhíu lông mày, song ông cũng mặc. Ông ung dung nói;
- Bệnh tham vàng, tham tiền thì đến Bão Thúc Nha bạn thân của Quản Trọng xưa còn mắc, huống chi bây giờ.
    Đức vua cũng khó chịu về cách trả lời ngông ngạo ấy. Song không lộ ra nét mặt, ngài hỏi:
- Ta nhận được tờ sớ của khanh tiến cừ cho suất đội Phí Qúi Trại làm tri huyện Tiền Hải, khanh đã nghĩ kỳ chưa?

Nguyễn Công Trứ tố cáo quan tham

   Trứ nói :
- Huyện mới lập, giáo hóa là việc rất cần. Song uy với triều đình lại cần hơn bao giò hết. Do đó phải cỏ người biết việc quân trị nhậm. Đêm phải biết làng nào lành làng nào dữ mà gửi quân ở những nơi làm ruộng. Có động thì giặc nhỏ có thể vây bắt được, giặc lớn có thể giữ huyện vài ba ngày chờ quân trên tỉnh xuống tiếp ứng. Vả lại, anh Phí Quí Trại và Phí Quí Trân, vốn là một hào chù rất giỏi việc quản lý đất đai, điều khiến người làm, giỏi giao tiếp, cổ thể hỗ trợ được cho Phí Quí Trại.
    Quan Thiếu phó chờ cho Nguyễn Công Trứ tâu xong liền nói:
- Quan tham tri là người theo học đạo thánh hiền mà liệu việc xem ra quá thiên về võ biền. Tâu Hoàng thượng, nếu ta dùng tên suất đội Phí Quí Trại, thần e nhiều sự dở. Đưa một viên tri huyện từ lính cơ mà lên thì các viên tri huyện khác phải lều chõng mấy khoa, phải thử thách đố các chức nhỏ rồi mới được cho vào ngạch quan trấn, nhậm, thì phong một kẻ làm cho cả đám quan từ đường nho học mà thành đều phải xấu hổ. Chức tước là của Tiên đế, của Hoàng thượng, của triều đình, chứ đâu riêng của Nguyền Công Trứ mà dám thay vua ban tăng cho nhà họ Phí.
    Mấy vị thượng thư khác cũng hùa theo. Đức Vua nhìn Nguyễn Công Trú, cười rồi nói:
- Khanh thử nghĩ lại xem có hấp tấp không? Liệu khanh có chịu rút lại lời đề nghị?
- Việc đàn hặc của các quan là cứ gò theo điển lộ triều đình. Còn thần không nghĩ thế. Nhân tài đâu chỉ có ở trong  những người trường ốc mà ra. Ý nguyện của thần là từ công việc mà dâng lời, cúi xin thánh thượng cứu xét.
     Vua mỉm cười bảo Nguyễn Công Trú về. Buổi chầu hôm đó, Nguyên Công Trứ đang ngồi đàm đạo công việc ở huyện mới khai phá Tiền Hải thì có quan triều máng chiếu chỉ đến. Nguyễn Công Trứ bầy hương án quỳ xuống lắng nghe.
    Chiếu ấy có đoạn :
    Do tội cậy công, tiến cử người không thoả đáng, Trẫm hạ chức Xuống bốn cấp, bổ làm tri huyện do quan Phủ Doãn phủ Thừa Thiên quản lý để lập công chuộc lại lỗi lầm”.
    Sứ giả ra về. Nguyễn Nhược Sơn kinh hãi.
    Nguyễn Công Trứ vỗ vai Nguyễn Nhược Sơn, nói:
- Ta là cái gai của các quan đại thần ở đất Phú Xuân này. Họ tâu vua giáng ta xuống bốn cấp là còn khá. Họ còn muốn buộc ta vào tội chết ấy chứ!
- Sao lại có thể thế được!
- Việc Đức Vua đặt ta làm Hữu tham tri bộ Hình, họ ấm ức lắm. Việc hạ bốn cấp này cái đích của họ không để ta khui ra những vụ án lớn có dính líu đến họ mà thôi. Họ không muốn ta thành Bao Chửng!
    Nói đoạn ông cười vang, rồi giục gia nhân lo dọn nhà để xuống huyện sở trị nhậm.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: các anh hùng lịch sử việt nam


   

Khái quát về ông Cống Vũ Đình Phương


      Vũ Đình Phương người huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình, thuở nhờ sinh ra đã có tướng lạ. Người lùn béo, thấp, xấu xí, đầu lại to. Mặt Phương đầy những lang ben loang lổ trông như một gã hề của một gánh tuồng.
    Tuy nhiên, Phương học rất thông tuệ, nổi tiếng văn chương một thời. Đời chúa Nguyễn Phúc Lan, mở khoa thi hương Cống, Vũ Đình Phương đỗ đầu, khi yết bảng, người cùng huyện đi thi, công kênh tung Phương lên trời, dân chúng chỉ trông thấy đầu ông cống là rõ hơn cả, đến khi nhìn mặt thì xấu xí, người ta gọi luôn là ông Cống Đầu to.

Khái quát về ông Cống Vũ Đình Phương

    Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan cho các vị tân khoa vào chầu. Vũ Đình Phương đứng trên cùng. Chúa trông thấy đã nói với quan Thượng thư bộ Lễ, đứng hầu bên cạnh :
-  Người đỗ đầu là cái anh chàng lùn thấp đầu to, mặt lang ben kia ư?
    Quan bộ Lễ thượng thư thưa:
- Người xấu xí mới biết thân phận mình mà nỗ lực. Vả lại do luật bù trừ của tạo hoá, nên thường cớ tài hơn người khác. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đời Trần xưa, chẳng là lừng tiếng văn chương không những ở trong nước mà các danh nhân ở Trung Hoa, khi Mạc sang sứ cũng phải phục sát đất đó ư?
     Chúa Nguyên Phúc Lan, ngắm lại Phương một lúc, rồi lắc đầu nói:
- Tướng người xấu thế kia, thì đứng ở văn ban, hay võ ban đều làm giảm mất sự ưu tú, đẹp đẽ ở triều đình.
    Bèn cho về rồi quên không dùng.
    Vũ Đình Phương về vẫn ung dung thơ thới, không phàn nàn chi cả. Phương mở trường dậy học, lại lấy thú đọc sách, nghiền ngẫm những lời hay, ý đẹp, cách cầm quân, cách trị nước…
    Quan huyện sở tại rất quý trọng Phương, coi Phương là cố vấn. Vẫn thường ví Phương như Ngoạ Long, Phượng Sổ, thời Tam Quốc, chưa gặp được Hán Trung Vương Lưu Bị mà thôi.
    Quan huyện gặp các việc rắc rối, thường đến hỏi Vũ Đình Phương. Phương bầy kế cho, mọi việc đều trôi chảy cả. Quan huyện thỉnh thoảng mang bạc, lụa đến tặng. Phương nhận cho mình một ít, còn đâu thì cho học Trò giỏi mà nghèo, hoặc giúp những cô nhi, quả phụ ở trong huyện. Do đó mà tiếng nhân ái của thầy Phương trong vùng không ai là người không biết.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: danh nhân
 

   

Nguyễn Khoa Đăng dẹp yên Phá Tam Giang

    
       Cạnh Truông Hồ là Phá Tam Giang. Phá ở xứ Bàu Ngược nằm ở địa phận hai huyện Phong Điền và Quảng Điền, từ nam đến bắc, phá rộng tới ba mươi dặm, từ tây sang đông rộng tới sáu dặm. Chung quanh núi non lại vây bọc. Đó là cái túi nước của ba con sông, đều do nguồn từ sông Lương Điền, đến phía tây nam thì chia làm sông Tả, sông Trung và sông Hữu, chảy quanh có một đoạn rồi trui vào mà thanh phá… Vì thế có tên là Phá Tam Giang. Chảy qua phá, sông lại chảy thêm 25 dặm để hợp với sông Hương đổ ra biển ở cửa Thuận An. Ở đây thường có sóng gió bất trắc, thuyền bè qua lại hay gặp nạn, các ngư phủ rất sợ, thường trước khi đến đoạn cuối phá, phải ném vàng hương, hình nhân xuống nước để cầu sóng lặng, gió êm.

Nguyễn Khoa Đăng dẹp yên Phá Tam Giang

    Quan nội tán đi kinh lý hai xã Vĩnh Xương, Kế Môn ở huyện Quảng Điền, thấy hình sông quanh rộng, cong, nước lại sâu, liền gọi phó tướng đến hỏi duyên do làm sao. Vìên phó tướng nói loanh quanh, không trả lời được.
    Nguyễn Khoa Đăng nói :
- Mọi thứ chuyện rắc rối ở Phá Tam Giang này đều do con sông dữ cong như mình thuồng luồng này. Chính bờ nó cao, nước lại sâu, tạo thành cái phễu hút gió vào thành giông tố, nhấn chìm thuyền đấy. Phải bắt nó thuần phục thôi!
    Liền gọi các quan huyện sở tại, đốc suất dân phu, chọn người giỏi xem địa thế đào bờ rộng, uốn sông đi về nơì thấp. Thế nước sâu, bỗng giảm xuống .Thuỷ quân và thuyền buồm qua lại đường mới đều an toàn. Từ đổ, nạn cướp ở Truông Bồn và nạn đắm thuyền ở Phá Tam Giang không xẩy ra nữa…
***
    Nguyên Khoa Đăng vốn ghét thói sa hoa của đám anh em, cô chú, cháu, rể, công chúa, hoàng thân hoàng tử của nhà Chúa, do đó, làm những việc có lúc quá tay. Ông ban lệnh hạn chế bán thịt ở các chợ. Quan nội tán lấy cớ rằng, các nhà giầu mua thịt ở chợ không quá năm cân. Ai mua hơn sẽ bị phạt, đặc hiệt các thịt thú rừng thì chỉ mua từ nửa cân trở lên. Do đó, các bậc vương tôn, các nhà quyền quý, muốn ăn uống sa hoa, cũng không cs cái mà mua. Họ ức nội tán Nguyên Khoa Đăng lắm.
    Một bữa,  nội tán vừa đi chầu về, thấy có thiếp mời từ dinh dinh Luận Quốc Công, làm Chưởng vệ sự. Nội tán nỏi :
    Chắc là có việc gấp gì chăng nên Quốc Công Chưởng Vệ mới mời gáp như thế!
    Liền lên kiệu đi ngay.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: danh nhan
 

Tướng Nguyễn Tri Phương qua đời

- Hôm qua ta nghe tin Nguyễn Tri Phương đã nhịn ăn cả tháng rồi chết, giặc ngày đêm săn sóc dụ dỗ đủ đường cũng không lay chuyển nổi ông. Con ông là Nguyễn Lâm từ Huế ra, đường đường một ông phò mã, mà tận trung tận hiếu. Gương nghĩa liệt của hai cha con quan Khâm sai nước Việt này, thử hỏi kém gì những người trung liệt lừng danh ở Trung Hoa.Ta kính phục lắm. Ông sửa soạn hương án để ta thân lạy trước bài vị cha con ông ấy, các tướng sĩ cùng viếng ông ấy, rồi ta sẽ ra quân.Viên phó tướng thì hành ngay. Lễ viếng Nguyễn Tri Phương được tiến hành rất long trọng ở một ngôi chùa ven Cầu Giấy. 

Tướng Nguyễn Tri Phương qua đời

    Lưu Vĩnh Phúc nói trước hàng quân :
-  Khâm sai đại thần Nguyễn Tri Phương quý ta, trọng ta, tức là quý trọng anh em. Quân Tây Dương ngang ngược. Bọn Hồng Mao đang lắm le nhảy vào Trung Quốc, bọn Pháp thì cướp mấy tỉnh Nam Kỳ lồi Đánh Pháp ở Hà  Nội tức là trả mối thù chung cho cả quan Khâm sai và chúng ta. Anh em nghĩ thế nào!
    Sát! Sát!
    Chiều hôm ấy, Lưu Vĩnh Phúc cất quân đi ngay. Ông cho đóng quân áp sát cửa ngõ phía Tây thành Hà Nội dò xem đường hành quân của Gamier. Gã quan ba này cậy có súng, y chỉ mang theo hai trung đội lính… Hắn đi từ ô Chợ Dừa lên phía Cầu Giấy. Hắn cũng đang lần mò tìm chỗ đóng quân của tướng Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc. Hắn vừa đi đến quãng đường hẹp, bên dưới là đầm ao, phía bên phải toàn tre pheo, thì nghe ba tiếng pháo nổ lớn. Quân Cờ Đen từ trong làng xông ra vây kín bọn Francis Gamier lại. Mấy tên đi đầu chưa kịp nổ súng thì một rừng đao sáng loáng dựng lên tua tủa và cứ nhằm đầu nhằm vai của bọn Pháp mà chém.
    Một số tên khác bị trúng tên. Gamier cưỡi ngựa, y vừa rút súng ra đã bị câu liêm móc cổ xuống, và một lưỡi gươm nhọn xọc thẳng vào giữa ngực. Thanh gươm còn để lại trên ngực viên võ quan người Pháp với mảnh giấy đỏ dính trên cán gươm:
- Vì Nguyễn Tri Phương mà trả hận!
    Phía dưới có dòng chữ nhỏ đề tên : Chủ tướng Cờ Đen – Lưu Vĩnh Phúc.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhân vật lịch sử việt nam
 

Copyright © 2009 CÂU CHUYỆN DANH NHÂN