Giới thiệu về quan Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu
Tại phủ đường quan Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu, đã đủ mặt các quan đầu trấn. Ngồi trên ghế bọc da hổ dù là người gánh vác trên vai việc mất còn cả một phương quan trọng của Nhà nước, quan Tổng đốc vẫn giữ nguyên vẻ nho nhã, cẩn trọng. Ông ra Bắc trọng nhiệm, kể đã ba năm. Ngày chịu mệnh vua ra trấn thủ Bắc Hà, ông biết lành ít dữ nhiều. Ông là người miền trong, trung trực, khảng khái.
Dù sao, Quảng Nam vẫn là đất mới. Người Thăng Long, nơi đế đô văn vật nghìn năm, vỗ yên được trăm họ, thu phục được kẻ sĩ, đâu phải chuyên đễ. Huống chi, thành Hà Nội, sau khi xảy ra vụ Đuy-puy và Gác-nhi-ê, đánh thành lần thứ nhất, Võ hiển đại học sĩ nhịn ăn mà chết, triều đình Huế ở xa, lòng người ly tán. Giặc phương bắc, phương nam nhòm ngó, phá rối, liên miên, không lúc nào yên. Một cửa Ô Quan Chưởng, chỉ tám “chú khách” quấy rối cũng đủ mệt, huống hồ, hiện nay, khu đồn trú cho hải thuyền và quân lính Pháp ở mé Chương Dương, Đồn Thuỷ lại căng nhiễu nhương. Tình thế hiện giờ so với thời gian Võ hiển Nguyễn Tri Phương trấn thủ đã khác xa. Ngày ấy, quân Pháp từ Hà Nội đổ bộ lên, chưa đầy ba tuần, lấy liền bốn tỉnh: Hà nội, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định. Sau đấy, sĩ khí sôi sục, quân nghĩa khắp nơi tự đánh trả giặc. Kíp đến Gác-nhi-ê, bị chém chết ở Cầu Giấy, khiến giặc chưa dám đánh chiếm mà rút quân. Chúng gây thanh thế chờ đến một dịp khác.
Bây giờ sáu tỉnh Nam Bộ, giặc đã hoàn toàn chiếm giữ. Các cửa biển Cần Giờ, Hải Phòng, chúng đều khống chế. Những chuyến thuyền buôn của bọn khách trú lại tiếp tay cho giặc Pháp, ngầm chở thuê súng đạn, để chúng tích trữ đầy ở các trại lính ven sông. Tin tức các thám tử báo về cho biết, lính Tây thuê người lên xuống bến sông rất nhiều. Lại 90 tin bọn khách buôn ở Hàng Buồm, đang chứa chấp đan dược, đổ ăn đồ uống cho quân Pháp. Tầu đồng có ống khói to, lại cập bến Phà Đen. Bọn lính Pháp vận chuyển bằng lừa ngựa thâu đêm. Quân quan ta đòi khám xét, chúng liền cho bọn lính sẵn súng ống đạn được, sẵn sàng gây sự.
Cứ 10 ngày một lần, theo đường ngựa trạm lưu tinh, Hoàng Diệu lại gửi mật báo lên nhà vua,. Chuyến thư gửi sang trại lính Pháp vừa rồi, ông không còn giữ gìn chi nữa, nói hết mọi sự tình. Bọn giặc Pháp đứng đằng sau, thả cho quân lính làm càn, gây rối, khiêu khích. Mầy lần chúng doạ đánh thành. Chúng tăng quân, tăng tướng Chung nghênh ngang rạ vào, vượt khỏi đặt qui định, làm điều càn dỡ. Thư gửi sang, tướng chỉ huy quân sĩ của chúng đều làm lơ, không phúc đáp. Việc hoành hành của giặc Pháp ngày càng quá quắt.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
nhân vật lịch sử việt nam