Nguyễn Đình Phương được chúa Nguyễn trọng dụng
Chúa Hiền hỏi sứ thần :
- Người của ta đoán thế nào?
Sứ thần nói:
- Ông ấy quả là thông tuệ. Chắc là một vị trạng ở trong này.
Chúa Hiền nói:
- Không, ông ấy mới chỉ đỗ đầu khoa Hương Cống thôi!
Chúa liền phong cho Phương làm lý lục Quảng Bình. Sau lại được sung chức Tham quân quản hai vệ lính, làm quân sư cho quan tiết chế Nguyễn Hữu Tấn.
Tướng quân đem mười vạn quân, không những giữ được thành luỹ Đàng Trong mà còn đánh bại được quân Trịnh Căn dồn địch đến tận bên bờ sông Lam. Các tướng Đàng Trong xưa nay chưa ai làm được thế. Nhưng sức ho Trịnh đâu phải đã kiệt, chắc họ sẽ đánh phục thù. Binh thư có nói :”Phàm dấy quân ra khỏi bờ cõi đánh đất khác phải đánh nhanh chứ chống thể đánh chậm. Như thế mới toàn được quân mà tranh được thiên hạ. Như thế, quân thì không mệt, mà thắng lợi mới được trọn vẹn. Mười vạn quân Đàng Trong thắng lớn rồi, chùng chình mãi ở đây thì đường chuyển lương cho quân ăn phải đi ngàn dặm, ắt việc quân không thể tiến nhanh được, tất phải đánh từ từ, lâu ngày mà ở lâu tất lòng quân đều muốn trở về. Binh pháp lại nói :”Thấy lợi thế thì hãy theo, thấy khó khăn cứng rắn thì hãy tránh, an nhàn mà khó nhọc, thân thiết mà chia lìa, đó chính là sự nguy hiểm của kẻ dùng binh đấy. Huống chi lòng quân đã sinh chuyện, thế giặc vẫn còn bền, chẳng bằng rút quân về, sau hãy tính kế khác…”
Nguyễn Hữu Tấn nghe theo. Chúa Hiền cũng cho thế là phải…
Sau chuyến đánh thắng ấy, ông cống to đầu được mời về làm văn thần, ở ngay bên cạnh chúa, dâng kế sách đều được chấp nhận. Chúa Hiền rất yêu, có hôm nói đùa rằng :
- Ông thông minh quá nên tinh hoa mới dồn lên cái đầu to của ông đấy, cho nên hình hài mới chịu cái phần lép vế vậy.
Vũ Đình Phương, thấy Chúa vui liền dâng lên bài thơ.
Tự vịnh như sau:
Trời sinh nên chịu Lão To Đầu
Chui rúc, đầu to rúc được đâu!
Ơn Chúa tháng ngày thường rủng rỉnh
Thơ thần sướng gió đủ nghêu ngao,
Năm mươi phò tá đâu là muộn,
Một trận thành công đủ chuyện sau.
Thi cử triều đình ban Công sĩ
Trời sinh nên chịu lão To Đầu.
Chúa rất khen, ban thưởng cho mười lạng bạc.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
danh nhân