Người dân bắt đầu lập bàn thờ Chúa
Cha mẹ cu Sáo và một vài gia đình khác đã làm phép rửa tội… Có khoảng vài chục nhà cũng lặng lẽ thầm theo đạo ki-tô, chịu lễ trước Chúa. Song họ còn do dự chưa quyết… Đức tin chất phác của họ khiến cha A-Lếch-xăng cảm động. Họ đã lập bàn thờ Chúa. Bên ngoài, để tránh con mắt của bọn hào lý, họ thờ như một bàn thờ phụ bên cạnh bàn thờ gia tiên.
Điều mà cha thừa sai thấy khó thuyết phục nhất các người tự nguyện chịu phép rửa tội bỏ lương theo giáo hội là bỏ bàn thờ tổ tiên đi để lập bàn thờ Chúa. Cha A-lếch- xăng cũng thừa lúng túng trước những yêu cầu chính đáng này! Cùng đến với cha ở Ma Cao, nhiều linh mục trẻ, từ Bồ Đào Nha sang, dòng Đa Minh chủ trương, để giúp dân bản địa Châu á lựa chọn một tôn giáo mới, thì trước hết đừng chạm đến tín ngưỡng truyền thống của họ. Bàn thờ tổ tiên nếu họ cần minh chứng họ sống thuỷ chung, có gốc, tỏ bầy chữ hiếu với cha mẹ, tổ tiên thì điều đó cũng chẳng hại gì đến tinh thần của Tin Mừng. Nhưng, một số khác thì không thế, nhất là các tu sĩ Dòng Tên, cho rằng để họ toàn tâm toàn ý với Chúa, nhất thiết, ngoài ban thờ Chúa ở trong nhà họ không được thờ phụng gì khác. Một đức giám mục ở Ma Cao thuộc Dòng Tên đã nói như bắt buộc. Cha A- lếch-xăng không nghĩ thế. Cha hết lòng thờ Chúa. Cha mang tinh thần Tin Mừng tinh thần khai sáng nơi Chúa, năm ngoái, cha được theo đức giám mục về Vatican nghe ngài truyền bá tinh thần mới ở toà thánh cho các cha thừa sai những vùng đất mới. Trong cuốn sổ tay của cha A-lếch- xăng, còn nguyên vẹn lời răn thứ tư của toà thánh Vatican; “Các ngài hãy cẩn thận giữ mình, đừng ra sức bảo các dân tộc bỏ nghi lễ tập tục, phong cách của họ, miễn là điều đó không ngang ngược với đạo thánh và phong hoá tốt. Bởi vì có gì vô lý hơn là việc đưa nước Pháp, Tây Ban Nha hay nước Ý, hay một phần đất nào của châu Âu vào nhà người dân Trung Quốc, Cao Ly hoặc An Nam… Ở cháu Á! đó không phải là cái các ngài phải đem vào. Hãy đem đức tin vào nhà, đức tin thì cũng không phủ nhận hoặc gây tổn chương đến các nghi lễ và phong tục địa phương, miễn là nó không phải chuyện gì xấu xa, trái lại đức tin muốn các nghi lễ và các phong tục đó được bảo tồn”.
Nhưng các cha thừa sai Dòng Tên, muốn năng nổ hơn, họ cố gò ép những nơi họ truyền giáo, ở đâu số đông muốn làm theo một cách riêng của họ, thì người nào làm khác, hẳn chẳng dễ dàng gì… Nhưng, cha A-lếch-xăng là một người bướng bỉnh! Cha tin ở điều lành cha làm, ngay dù có trái ý đức giám mục ở Ma Cao…
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
nhân vật lịch sử việt nam