Cảnh chia li Bình Thuận của quan trấn thủ Nguyễn Thông
Triều đình giục gấp, quân sỹ biết tin xô nhau đến hỏi. Nguyễn
Thông phải hết sức nén những cơn nóng giận lúc nào cũng rất dễ bùng ra trong
lòng để an ủi, dặn dò người ở lại. Ông tuy đi khỏi đây, nhưng hồn ông vẫn còn
gắn bó chặt chẽ với mảnh đất địa đầu ông đã dày công lao tâm khổ tứ, xây dựng
mới được thế…Ông cho thuyền đưa vợ về quê nhà, để nếu sau này có tính chuyện phải nay
đây mai đó lo việc nước, khỏi vướng bận vợ con. Đưa vợ về quê, vừa nhớ nhà, vừa
cám cảnh chia lìa giữa đôi vợ chồng tâm đầu ý hợp, ông bùi ngùi mãi. Ông có làm
bài thơ tặng vợ, lời lẽ rất ân cần, ông lại thân đưa Ngô Vũ Khanh, người bạn
đời thân thiết của ông ra tận cửa biển Ninh Thuận rồi mới quay thuyền trở lại. Ngày hẹn về triều đã sắp đến, ông sắp sửa lên đường. Vừa lúc ấy,
người hầu có lên thưa chiều qua có mấy vị già làng ở các bản Thượng vùng trong
nghe tin ông đi có lên thăm. Bởi ông đi tiễn phu nhân nên họ đành về, có gửi
lại chút quà biếu, trong đó có lồng chim đa đa. Ông cảm động lắm, cho gọi viên
phó tướng phải cho người đem muối và cá biển tặng lại dân làng và chuyển giúp
bức thư ngắn cảm ơn thịnh tình của họ do đích tay ông thảo. Trời đã sắp tối,
ông bảo đưa lồng chim đa đa lên cho ông xem.
Những con chim núi này có một dáng khắc khổ. Sự tích của nó cũng
hay lắm. Nó được truyền từ sách bên Trung Hoa sang. Chim là hiện thân của một
bậc danh sĩ yêu nước, vì nhà Chu lấy mất nước vào núi ở, chết hoá thành con đa
đa, và ở đâu cung cứ kêu vang lên cái câu “Bất thực cốc Chu gia”. “Không ăn
thóc nhà Chu”, cái tiếng chim ấyhàng ngàn năm nay đã làm cho những nhà nho nặng
lòng trung hiếu đều cảm khái. Bao nhiêu câu thơ hay của các nhà thơ có tiếng
bên ta, bên Tàu đã viết về con chim này.
Ông nhấc lồng chim lên, nhìn ngắm từng con. Chim nhởn nhơ rồi sợ
hãi, xô nhau lẩn cụm về một góc lồng. Mắt chớp chớp, ông nói một mình:
-
Người ta yêu tao, lại đêm bẫy chúng mày cho tao đem nấu cháo. Tấm lòng đôn hậu
của người miền núi có gì đáng trách. Nhưng tao làm sao mà ăn thịt mi được, làm
sao nuốt thứ cháo nấu bằng thịt mi được.
Ông từ từ thả từng con một cho chúng bay đi. Những con chim được
thả bay vụt ra ngoài vườn rồi đi mất. Ông quay vào uống rượu một mình, sẵn bút
mực, cầm bút viết: Thả chim đa đa Tầng mây chẳng rắp bay cao Gà
rừng kết bạn tiêu dao suối, rừng! Ta đang mắc nghẽn
giữa chừng Nỡ đâu nhìn cảnh chìm lồng cho đang! Thả mày về với cành nam Tìmbầy
gà cũ suối ngàn dạo chơi Giữ mình cho khéo
chim ơi Đừng sa vào bẫy, những người háu ăn…
Ông ngâm vang rồi ngồi uống rượu tiếp. Chợt có tiếng khép cửa cẩn thận,
rồi có tiếng chân của người cháu yêu bước đến gần. Người cháu chào:
-
Lạy chú!
-
Vào đây, ta đang cần gặp cháu! Có việc gì vậy?
-
Dạ chú có thư
-
Thư nào? Của ai?
-
Dạ, người khách lạ
Người cháu trân trọng rút từ trong mình bức thư trao cho ông. Ông mở ra
ghé đến ngọn bạch lạp chỉ thấy mấy dòng đá thảo, chữ rất đẹp : “Thời cuộc vần
xoay, biến đổi khôn lường. Nhưng tấm lòng “người cùng quê” có bao giờ giảm sút,
mong quan lớn lấy việc lựa việc, ứng biến nhanh, đừng nhụt chí. Dân lục tỉnh
vẫn đỏ mắt trông đợi ở ngài!” Nguyễn Thông thở dài.
Lần đầu tiên người cháu thấy con người cứng cỏi, gan dạ này ứa nước mắt. Ông
đốt bức thư bằng ngọn bạch lạp. Ông trấn tĩnh lại bảo người cháu:
-
Thuyền đã sẵn rồi chứ con?
-
Dạ, sẵn.
-
Ngày mai ta khởi hành thôi! Nhưng đi đâu về đâu thì lòng ta vẫn cứ hướng về cái
vùng đất “Người cùng quê” này và cái nghĩa trang chôn cất những người chết vì
nghĩa của người dân lục tỉnh. Rượu ngon, uống một mình chán quá! Con uống cùng
ta một chén. Ông rót rượu cho
người cháu rồi cảm khái đọc cho cháu nghe bài thơ “Thả chim đa đa” ông vừa làm
xong chưa ráo mực.
Đọc thêm tại: