Chìa khoá các kho báu người cùng quê


     Nguyễn Thông từng làm án sát, sau đổi ra giữ chức Bố chánh Quảng Ngãi, chưa đầy ba năm ông lại xin về trọng nhậm ở tỉnh Bình Thuận.
     Bạn bè họ mạc hết sức ngạc nhiên. Trong lúc một số đồng liêu của ông đang tìm mọi cách để về nhận một chức quan nhỏ ở kinh thành Huế, để tránh khỏi mọi phiền phức của thời tao loạn, thì ông lại chỉ thích những nơi nước sôi lửa bỏng… Khi quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Nguyễn Thông đang làm việc ở Huế, được Phan Thanh Giản,vốn cũng là người Lục tỉnh đang có ý dìu dắt, thì ông lại tự bút khỏi thứ “quan dinh phủ” xin trở lại Nam Kỳ, tình nguyện tòng quân, làm việc dưới trướng của quan thống đốc Tôn Thất Thiệp.

Chìa khoá các kho báu người cùng quê

     Thành Gia Định mất, ông giữ một nỗi đau không thể nào nguôi được. Chính mắt ông đã nhìn thấy nghĩa quân của Trương Định cùng những tướng sĩ của triều đình, suốt ngày đêm quần quật vừa lo chống cự với kẻ địch mạnh hơn hẳn về hoả pháo, súng ống; những người lấy giáo mác cung tên chống với đại bác, nỗ lực hết lòng, lấy du binh để đánh thắng cường kích; lấy thành luỹ sâu chắc, ẩn hiện khôn lường chặn từng bước tiến của địch.
     (Cũng chính ông cùng Tôn Thất Thiệp, Nguyễn Duy lo chống trả địch nống ra đánh ở đồn Phú Thọ. Duy trấn thủ ờ dó. Duy là em quan tướng Nguyễn Tri Phương, đỗ tiến sĩ năm 1842, đường văn nghiệp hơn cả anh, nhưng lại theo gương anh, xả thân ở mặt trận đánh quân Pháp ở phía trước, chứ không chịu nhận mũ cao áo dài. Ông và Nguyên Duy, tuy quan chức có khác nhau, quê kiểng mỗi người mỗi xứ, song lại thân thiết với nhau hơn bao giờ hết. Duy cùng quân sĩ quyết chiến với giặc, giữ thành suốt mấy ngày đêm. Đạn giặc dầy như cát rắc, mà hào phía trước, người lính già yếu nhất vẫn không chịu lùi trước những viên dạn dại bác nổ như sấm sét giáng liên hồi trước mặt. Gần tới ngày thứ ba thì đồn vỡ. Nguyễn Duy bị trúng đạn trái phá, thân thể bay tan vào khói lửa, không nhận ra nổi nữa. Viên tuỳ tướng lúc ấy cũng vừa hoàn hồn khỏi chết, ngóc dậy thì giặc đã leo lên mặt thành, quân ta nhảy lên đánh giáp lá cà. Anh ta thấy cạnh mình chỉ còn một ống tay áo quan đại triều, biết là chủ tướng của mình đã hoá thân vì đất nước. Nước mắt lã chã, anh cầm lấy chiếc ống tay áo ấy, giắt vào trong ngực.. Khi thoát khỏi cơn hiểm nghèo của trận huyết chiến, viên tuỳ tướng trở về tuyến sau, kể chuyện giữ thành. Tướng sĩ và dân chúng nghe chuyện tử tiết của Nguyễn Duy, ai cũng rơi nước mắt.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: danh nhân

Copyright © 2009 CÂU CHUYỆN DANH NHÂN