Ông Nguyễn đàm đạo với người khách lạ


    Nguyễn đột ngột hỏi :
-  Chắc ông là bạn thân với tác giả mười bài thơ “Tôn phu nhân quy Thục”?
-  ÔngTường họ Tôn, bà phu nhân cũng họ Tôn. Một bên là Tàu một bên là ta, cảnh giống nhau, tâm tình uẩn khúc như nhau thì mượn lời thơ nói tâm trạng, tôi cho cũng là thẳng thắn.
 
Ông Nguyễn đàm đạo với người khách lạ

    Nguyễn Thông cười vang:
-  Bà phu nhân họ Tôn là phận đàn bà, em một ông vua luôn có ý thức giữ yên mảnh đất Giang Nam, nên việc lấy chồng của bà là việc khác. Còn ông Tôn là người có học, chẳng lẽ lại nhận giặc Tây Dương là vua cha, nên mượn nói khôn nói khéo thế thôi. Đã đánh đĩ lại kéo người khác cùng vấy nhơ theo thì quá lắm!
     Khách biện bác:
-  Cùng là nhà nho, mỗi người một chí, ai nói nổi ai. Tôi biết quan lớn cũng đang khinh tôi trong bụng, song cũng xin cứ nói. Tôi hỏiquan lớn, phe chủ chiến ở triều đình bây giờ trông cậy vào ai… Một Nguyễn Tri Phương, lúc ở lục tỉnh, lúc ở Đà Nẵng, bây giờ nghe đâu lại sắp cất quânra Bắc dẹp lũ thổ phỉ và lo việc quân ở Bắc Hà.. Ở phía Nam, đất nước rồiNguyễn Hữu Huân, Huỳnh Mẫn Đạt, đã rụng đầu. Các tướng giỏi quen đất, quen trận mạc như Phạm Thế Hiển, Tôn Thất Thiệp, Nguyễn Duy thảy đều tử trận. Kiệt hiệt như Trương Định cuối cùng cũng chết âm thầm trong đám đầm lầy. Người Tây hơn hẳn ta về thực lực. Quan lớn vốn có tài thao lược hẳn biết; chiến trận ai khoẻ thì thắng! Tôi là người cùng quê với quan, thật lòng mến mộ. Tôi biết quan có nhiệt huyết can cũng chẳng nổi, song phải biết lường sức, làm cái việc đáng làm, kẻo chết lại phí.
-   Ông khuyên ta nên làm gì?
-  Chắc quan ngờ tôi là người của giặc?
    Nguyễn Thông lặng im không nói được một câu nào! Người này nếu thật là người đã cam tâm theo giặc thì không thể lường nổi bụng dạ, xảo quyệt tột cùng. Nhưng nếu là một người còn chút lương tâm thì cũng không nên rào lấp đường ông ta muốn lui tới. Nguyễn dịu giọng nói:
-  Điều đó có lẽ chỉ mình ông hiểu, ta đâu dám vũ đoán, ngộ oan cho ông thì sao!
- Tôi cầm thư của Suý phú đến cho ông lớn đây! Họ sai tôi đi. Tôi từ chối nhiều lần việc sai phái kiểu này, nhưng với quan thì tôi nhận. Người cùng quê mà! Quan lớn hai lần trọng nhậm Bình Thuận, hẳn cũng muốn tỏ chí mình. Quan lại cho lập “Đồng châu xã”, giúp đỡ người cùng quê long đong có chỗ đứng chân, rồi ai có lâm huyết thì lại xả thân vì nước, ai vướng bận vợ con thì cũng đủ bữa cháo, bữa rau. Những việc làm ấy đến giặc cũng phải kính trọng huống chi tôi. Nhưng việc làm của quan còn chưa tính hết! “Đồng châu xã” lập ngay bên mép nước. Nếu giặc cho hoá thuyền vào giả cớ tìm kẻ hành hung mà bắn đạn lớn một chập thì công xây dựng ba năm sẽ tan nát một giờ…Theo tôi, quan lớn hãy cho rời “xã” vào chỗ an toàn hơn. Vả lại, người quê ta nóng nảy hay manh động. Giặc khiêu khích vài quả đạn, dễ đem cả quân bộ, quân thuỷ ra đánh những chiếc thuyền nhỏ ấy. Khi đại binh của chúng kéo đến thì quân giữ thành liệu còn có dư sức nữa chăng! Đó chẳng là điều đang lo sao!



Copyright © 2009 CÂU CHUYỆN DANH NHÂN