Ông Hoàng Mười – Vương Miên Thẩm
Trong dinh phủ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm – thường được quen gọi là
Hoàng Mười – một ngày bình lặng lại trôi qua. Khu đất mười hai mẫu giờ đã càng
ngày càng sầm uất. Cây cối chim muông hoà đồng ríu rít. Đêm trăng, tiếng tiêu
thiều réo rắt những giai điệu mới. Đêm nào, trên lầu văn nến bạch lạp thắp sáng
trưng, đêm đó người xung quanh biết là có khách quý!
Miên Thẩm, người nho nhã từ bước đi đến giọng nói. Ông khiêm cung, từ
tốn, ai gặp lần đầu tiên cũng phải mến. Ông học rộng, biết nhiều, tấm lòng yêu
quý hết thảy mọi người, ai cũng nhận ra.
Cao Bá Quát, người khó gần, khí phách ngang tàng, kiêu ngạo ra mặt,
nhưng Miên Thẩm lại kết bạn rất thân. Lúc nào, thấy cổng dinh ông hoàng cài
then, treo biển miễn tiếp khách, đó chính là lúc Cao đến chơi nhà. Hai bên đàm đạo
thơ văn không bao giờ chán. Tùng Thiện Vương hỏi chuyện Cao về Nguyễn Văn Siêu.
Bà Thanh Quan và các bạn thơ khác. Cao tự phụ với ai, chứ trước Tùng Thiện
Vương, Ông lại rất nhã nhặn. Tuy Cao làm quan ở trong kinh, nhưng là chức quan
nhỏ, một thời lại phạm trọng tội, ít người thích giao du, nhưng Miên Thẩm lại
rất trọng ông. Những bài thơ hay, câu thơ hay của Cao, ông không ngớt lời khen
ngợi. Khi vua Tự Đức hỏi về Cao, ông nhất nhất nói tốt cho bạn, nhất là về mặt
học vấn. Vua biết ông rất mến Cao, nhưng Người không thích kẻ sĩ Bắc Hà, sợ tài
của họ gây ra sự khuynh loát và đố kỵ cho các quan chức người Phú Xuân hoặc
những tỉnh miền trong vốn được tin cậy.
Tự Đức rất hay làm thơ. Và biết rằng Tùng Thiện Vương Miên Thẩm
là người thơ hay và sành thơ nhất ở hoàng thành này. Vua thường viết, đọc cho
mấy bà phi nghe, rồi chép lại, để vào một tráp son, rồi sai người đem đến cho
Miên Thẩm xem, bình phẩm, hoặc chỉnh sửa hộ. Miên Thẩm là chú nhà vua. Vua yêu
lắm, mới có biệt nhãn như thế. Tùng Thiện Vương đọc kỹ lưỡng từng bài, bài hay
lựa ra, bài dở gửi lại. Lại dâng lời bàn bạc rất xác đáng, Miên Thẩm rất ít
chữa thơ của người khác, dẫu Hoàng dế đã ghi trong thư riêng những lời uỷ thác
tín cậy rất mực, vạn bất đắc đĩ ông mới chữa một hai chữ, còn phần lớn gợi ý để
nhà vua tự sửa. Vua rất yêu, khi có sứ thân yêu thích văn chương đến là mời
Tùng Thiện Vương ra tiếp. Sứ Trung Hoa như Lao Sùng Quang, Chung Ứng
Nguyệt vì mến tài đều đến nhà chơi.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: danh nhân lịch sử việt nam