Sự thật về “Người cùng quê”


    Nguyễn Thông chợt nhận ra,cảm khái nói:
- Ông thật là người lạ thường, tôi xin ông thứ lỗi đã không có con mắt xanh nhận ra từ trước!

Sự thật về “Người cùng quê”
    
        Khách không để ý đến cử chỉ thân thiện ấy, vẫn cứ tiếp cái mạch chuyện vô cùng quan trọng:- Một Bình Thuận không thể giữ được cho triều đình Huế vững vàng đâu! Giặc Pháp xảo quyệt lắm. Giờ chúng đã cho người tâm phúc đóng vai lái buôn, giấu súng ống dưới hầm hàng hoá, tiến vào sông Nhĩ Hà để gây thêm chuyện rắc rối ở ngoài Bắc, làm cho lửa cháy hai đầu cùng ập vào, khiến nhà vua đối phó không kịp. Huống chi bên Trung Hoa nhà Thanh cũng bối rối trước bọn Hồng Mao. Giặc Cờ Đen, Cờ Vàng, Cờ Trắng tràn vào các tỉnh Lạng Sơn – Hà Giang.. Phe thủ hoà ở triều đình lại có nhiều vây cánh và thế lực… Quan lớn trấn giữ Binh Thuận hôm nay ngồi ở công đường, ngày mai truất chức chưa biết là đâu. Mà chức đã mất rồi thì chí lớn thực hiện được thật khó khăn đấy!
    Giọng khách bùi ngùi. Đến đây Nguyễn Thông đã phân biệt được thật giả. Ông nắm lấy tay khách, run run cảm kích nói :
- Người cùng quê! Người cùng quê! Ông hãy bảo ta nên làm gì đi!
    Khách nói:
- Mọi việc quan làm rất hay nhưng cần khéo léo và kín đáo. Hãy lo sao nuôi dưỡng thực lực, gây chí hướng nghĩ đến non sông đất nước cho lớp người sau. Bề ngoài sơ khoáng nhưng bên trong khẩn trương rèn cặp quân sĩ, học hỏi cách đúc súng, cách đánh trận, phù hợp với thời thế hiện nay. Lương thảo cất giữ nhưng nên để rải rác nhiều chỗ, đừng ùn ùn theo sông chở vào thành. Nếu giặc đánh, thành cháy, lương cũng cháy nốt, sau này quân lấy đâu mà ăn, không đúng mùa lúa, dân không có thức ăn, lấy đâu mà nộp. Gươm dài, giáo sắc là quý, nhưng phải tìm người giỏi, tìm bằng được cách đúc súng. Nay mai giáo mác sẽ thưa dần, trong quân phái có nhiều tay súng thì mới chống chọi cùng giặc được. Một vài kế mọn dâng lên, quan lớn suy ra nhiều việc khác. Thời khắc hết rồi, nói chuyện lâu sợ giặc cho người theo dõi, sẽ nghi ngờ tôi. Bây giờ tôi xin trao cho quan lớn bức thư của Suý phủ.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhân vật lịch sử việt nam

Copyright © 2009 CÂU CHUYỆN DANH NHÂN