Hò kéo gỗ của ông Hoàng Mười
- Vậy là thầy cũng cầu
nhàn ư?
- Đâu phải! Mình
hèn thôi! Nói bậy bạ thế thôi, chứ người lính dám chết trước mũi tên hòn đạn
thì đáng kính hơn cả cái đám vương tôn, công tử suốt ngày rong chơi báo hại ở
trong triều.
- Thầy có thích
nghe thơ không?
- Ồ, tôi cũng là
một người đã từng lều chõng đi thi đấy. Vả lại, nước bếp lửa đầu rừng, rượu
ngon, nhắm tốt này lại được ông cho nghe thơ thì còn gì bằng. Nhưng thơ ông có
hay không?
Tùng Thiện Vương cười.
- Thì thầy cứ nghe đi
đã.
Lòng đầy cảm khái, khi nghĩ đến những
vệt đường đỏ máu những người phu kéo gỗ, Tùng Thiện Vương cất giọng đọc :
HÒ
KÉO GỖ
Hò
dô ta! Hò dô ta!
Một
người hò vang trâm kẻ kéo,
Mồ
hôi như mưa, gió bấc réo,
Đã
chích gai cào, thịt tả tơi,
Gỗ
nào biết đau mà kêu khổ.
Sức
trâu khỏe thật, trâu lại đần,
Gỗ
nặng vực sâu, gỗ dễ lăn
Phủi
dùng sức người thay trâu giữ
Trăm
người lỡ chết, nghìn người thế,
Sương
buốt, hổ gầm, mới độc thay,
Lầu
ai cao vút, mình vách đổ,
Khi
đi tóc mượt, về trơ xương
Năm
ngoái còn hát, giờ lệ tứa
Mong
núi sinh cỏ, đừng sinh cây,
Xứ
nào đua nhau, dựng nhà thế!
Viên thư lại ngẩn người ra
nói :
- Ông là
ai vậy? Đến đây có mấy ngày mà đã như người từng ở đây hàng năm vậy. Vậy ra thơ
ca là thế. Nó có thể làm thoả vong linh những người bất hạnh, những đời lao
khổ.
Tùng Thiện Vương ngây người nhìn anh. Cả
đời ông tiếp xúc với hàng ngàn văn nhân thi sĩ trong nước và ngoài nước mà chưa
ai có được một lời khích lệ chân tình đến thế. Ông ứa nước mắt nói:
- Ai ngờ ở
cửa rừng này lại có người thấu đạt được những lời thân thiết của ta…
Vương từ đó rất hay đến những khu đào
vàng, những xóm nghèo nhà xiêu vách đổ, lang thang trọng các quãng đèo mà đám
lính bị thương lê lết từ cửa Cần Giờ trở về.. Vương đi tìm những nguồn thi tứ
mới…
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
nhân vật lịch sử việt nam
nổi tiếng