Nguyễn Quang Bích chuyển hướng chiến đấu
Nguyễn Quang Bích đang trù trừ, thì Khê Ông nói :
- Việc giữ thành tỏ lòng trung là đáng quý, đáng trọng. Nhưng nay lệnh vua việc mới đã đến, Ngài nên giao thành cho phó tướng, lui về phía sau để nhận trọng trách, vả lại, cả nước đã mất vào tay giặc, làm sao giữ nổi cô thành sót lại cuối cùng này. Chi bằng hãy rút đại binh, chỉ để lại một lực lượng nhỏ, bắt chước người xưa, tạm nhường đồng bằng cho giặc, lui về nơi hiểm yếu bàn kế đánh lâu dài, nuôi dưỡng thực lực, há lại không hơn chết vô ích ở đây sao!
Nguyễn Quang Bích nghe ra, liền chuyển hướng chiến đấu, chỉ để lại thành chốt giữ khoảng dăm trăm quận tinh nhuệ, còn đại binh mở cửa Tây Bắc, chuyển hết lương thảo khí giới nhằm rút về căn cứ Tiên Động.
Nguyễn Quang Bích đặt bản doanh ở một ngôi nhà sàn của một trại chủ người Mường. Dân chúng ở đây thuần hậu chất phác, đều mang họ Hà… Tổ tiên của họ từng có công đánh giặc Nguyên Mông từ thời Trần, nên con cháu nghe tin quân triều đình về lo chuyện cần vương cứu nước, ai cũng hăng hái. Các nhà giàu trong ba huyện đua nhau đến góp lương, góp vũ khí cung nỏ. Họ bảo nhau lo việc canh phòng để bảo vệ quan tướng “Phật sống”, để xứng đáng với truyền thống của người Động Tiên.
Cùng một ngày thư từ các nơi, người ca ngợi chiến công đánh giặc Pháp ở Hưng Hoá, người báo tin đã mộ nghía hưởng ứng Cần Vương, sẵn sàng đợi sai phái điều động của Hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ Đại thần. “Hoàng Tá Viêm đã về Huế. Bây giờ việc quân ở Bắc Hà trông cậy vào tướng công!” Đinh Công Tráng, Đinh Hàm nổi dậy ở Nam Đinh. Quách Tất Nguyên ở Ninh Bình, Trần Văn Long ở Hưng Yên, Nguyễn Cao ở Bắc Ninh đều có thư hẹn cùng nhau giữ vững phong trào Cần Vương và không đội trời chung với giặc.Ở vùng Châu Phong cũ, bô chánh Nguyễn Văn Giáp đã từ Sơn Tây sang lập căn cứ ở Lâm Thao. Mé ngoài “Đề Kiều” cũng có một đạo quân mạnh ở Cẩm Khê, nghe tướng công họ Nguyễn về Tiên Động, họ đều đến yết kiến và nhận những mật lệnh.
Mệnh vua phong ông kiêm chức Lễ bộ Thượng thư, câm thư riêng sang cầu quân viện của nhà Thanh rất khẩn cấp. Ông giao việc quân ở Tiên Động và trong vùng cho Nguyễn Văn Giáp và Đề Kiều lo liệu, rồi cùng Nguyễn Khê Ông và Chu Thiết Nhai, cấp tốc sửa soạn lên đường.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
các nhân vật lịch sử nổi
tiếng của việt nam