Chuyện của cô Cầm
Tiếng đàn buông bắt khi mau, khi khoan, khi
mạnh, khi đều, khi như mưa sa gió táp. Bởi đã nắm vững cung bậc nên đôi bàn tay
khô gầy, đen đủi đã thao túng cả năm cung. Những phím gỗ, những sợi dây mảnh
mai, vô tri kia đã thức tỉnh ngóc ngách tâm hồn những ai có điều riêng thầm
kín. Bàn tiệc im phăng phắc. Phách cũng im, các tay đàn khác cũng im, khiến
quan chánh sứ không dám đánh trống nữa. Cô Cầm đang chơi những bài đàn đặc biệt
mà không phải lúc nào cô cũng đánh cho nghe. Đũa bát im theo, không dám làm
kinh động đến nhạc. Gần đây, cô Cầm gảy đàn và hát một mình, không cần trống
phách gì hết. Lòng riêng của cô gửi gắm ở tiếng đàn, ngón tay buông bắt nhả
những tiếng thánh thót từ đáy ruột thốt ra. Rồi cô hát. Bài hát thì ngang tàng
mà giọng cô lại buồn man mác. Cô hát nhiều loại bài khác nhau, nét buồn nét vui
tôn nhau, cái sang trọng cái bộn bề đời thường hoà lẫn, nhưng ngẫm lại cuối
cùng thì tiếng khóc thầm nghe vẫn não nuột hơn. Nỗi buồn thấm sâu, không làm
sao rũ ra được.
Cô chuyển làn hát sang điệu Lưu Nguyễn nhập Thiên
Thai. Câu thơ tiễn biệt như nhể như khêu từng người trong sứ bộ:
Ân cần tương tống xuất Thiên Thai
Tiên cảnh na kham khước tái lai
Vân dịch kỷ quy tu cưỡng ẩm
Ngọc thư vô sự mục tần khai
Hoa lưu động khẩu ưng trường tại,
Thuỷ đáo nhân gian định bất hồi,
Trù trướng khê đầu tòng thử biệt
Bích sa minh nguyệt chiếu thương đài
Tiếng
hát khàn dần, gần như nghẹn lại. Quan chánh sứ cẳn môi. Ông cho gọi viên quan
coi tiệc lấy món sâm cầm tần và hồ rượu tới. Ông thưa với quan trấn thủ :
-
Bẩm quan, cô Cầm đó chăng? xin quan cho phép tôi được tỏ một chút tình riêng.
Đắc ý, quan trấn thủ
cười vang, ân cần đáp :
-
Xin quan chánh sứ cứ xuống lệnh. Tôi đã nhường quyền chủ toạ cuộc vui hát cho
ngài từ đầu kia mà!
Được
ban thưởng, cô Cầm đặt đàn xuống, đỡ khay vái tạ. Rất tự nhiên, cô rót rượu cầm
bát, ăn uống ngay trước mặt mọi người. Quan chánh sứ thấy mắt nhoà mở. Người
con hát khốn khổ đến thế kia ư? Vậy mà cô ta vẫn quên thân hình tiều tụy để cố
níu lấy tiếng hát, tiếng đàn chỉ mình cô có ở đất kinh đô thành lịch này!
Đọc thêm tại: http://cauchuyendanhnhan.blogspot.com/2015/06/ao-duy-tu-tro-thanh-can-than-cua-chua.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: các nhân vật lịch sử nổi tiếng của việt nam