Câu chuyện của ông Cao và người học trò nghèo

    Cao dim mắt lại. đó chính là cái mà ở nơi quyền quí không tìm thấy, chỉ có ở xóm nghèo! Ông an ủi người học trò nghèo:
 -  Nghĩ như vậy cũng là cẩn trọng đấy. Danh lợi đến chúng ta không dễ dàng gì đâu!
 -    Đa tạ quan có lời khích lệ!


Câu chuyện của ông Cao và người học trò nghèo

   
       Người nhà đem tiền trả. Gánh củi được mươi đồng tiền kẽm. Tiều phu vừa định quay ra, thì Cao gọi giật lại:
 -    Sang năm, anh quyết nộp danh sách ứng thí đấy chứ!
 -    Dạ, con cũng chẳng có con đường nào khác. Chỉ buồn một nỗi, thi cử bây giờ vụ từ chương; đám người mài câu, rũa chữ, tỉa tót cho câu văn sách, câu kinh nghĩa véo von thì có thì giờ, mà chúng con kiếm sống đã chọn ngày, đọc sách lại hay nghiền ngẫm đào sâu vào nghĩa lý.
     Cao cho đó là những lời tâm huyết, ông phụ thêm:
 -    Đúng thế. Sách là cuộc đối thoại giữa nhiều đời, sau trước với nhau, đọc vội vàng sao được. Mỗi đời, mỗi khác. Ngũ kinh có ngần ấy chữ, mà lời bàn bao nhiêu đời, vẫn có những lời cao kiến. Người giỏi là biết đón lấy ý tốt trong kinh, sách, ứng xử vào mọi việc.
 -    Dám bẩm thầy… à bẩm quan, lòng con cũng nghĩ thế!
     Cao xuồng xã vỗ vai người tiều phu:
 -    Ta muốn kết bạn với anh, được chăng? Lúc nào rảnh, mời anh cứ đến chơi. Chuyện học hành ta có thể giúp được anh chút nào, sẽ giúp.
 -    Dạ…
     Người học trò nghẹn ngào, xúc động. Hai giọt nước mắt lăn trên má anh.
     Người ta đồn ông Cao kiêu căng lắm, nhưng xem ra ông chỉ kiêu với bọn sang giàu hay học đòi, khoe chữ nghĩa rởm, chứ với ai chân thực, con mắt xanh của ông nhìn đã sẵn tình riêng!
     Anh lúng túng thưa:
 -    Con xin được tôn quan làm thầy! Được thế đã là vinh hạnh cho con quá!
     Cao lặng yên không nói. Ông hỏi :
 -      Ở làng trên, dinh thự nào mà nguy nga thế?
 -      Dạ, chắn giữa ngã ba đường vào làng và xuống cửa Tư Dung là dinh quan Ngự Lâm, cai quản đội Thị vệ của Đức vua.
 -      Còn khu vườn có nhiều toạ nhà xinh xắn, hình như nhà của một vương tuớc.
 -      Vâng, đúng thế. Dinh ông Hoàng Mười Miên Thẩm đó, người nổi tiếng Mạnh Thường Quân ở Phú Xuân này. Khách văn nhân xa gần ra vào nườm nượp. Mấy ông hoàng, bà chúa võng, kiệu đến luôn. Nhà lúc nào cũng vang tiếng đàn sáo. Nhiều buổi thi thơ, bình văn kéo từ mờ sáng đến nửa đêm. Xứ Huế rất tự hào về ông Hoàng Mười. Đức vua cũng nể trọng, trao cho ngài đứng đầu Tôn Nhân Phủ. Nghe nói, vua Tự Đức làm thơ, và mật sai nội thần, nửa đêm đem đến cho ông Hoàng Mười phủ chính.

Đọc thêm tại: http://cauchuyendanhnhan.blogspot.com/2015/06/quan-hanh-tau-bo-le-ho-cao.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: các anh hùng lịch sử việt nam
 

Copyright © 2009 CÂU CHUYỆN DANH NHÂN