Cao Bá Quát bị kết tội oan
-
Ông ấy đến người nước ngoài sang sứ còn chịu tài kia mà. Nghe ta vào triều, ông
vừa cho người hẹn sẽ đến chơi và mời ta đến thăm Mạc Vân thị xã. Vinh hiển mà
nhún mình thế kể cũng đáng quý!
-
Dạ, dân kinh thành ở đây thường lấy câu của sứ giả nhà Thanh là Nhan Sùng
Hoành, người ứng khẩu khen Tùng Thiện Vương: “Phân tài trực bách Ngụy Tào Thực.
Ái khách canh siêu Tẻ Mạnh Thường” để nói về ông.
-
Họ yêu họ đề cao vậy thôi. Ta để ý, thì khách bên dinh Ngự Lâm nhiều gấp mấy
bên ông Hoàng Mười.
-
Thưa, đúng thế, Người đến bên dinh Ngự Lâm để tìm quan tước, còn người đến phủ
ông Hoàng Mười để tỏ ra là khách hào hoa.
Cao đắc ý cười to, rất tự nhiên:
-
Đáng sợ thay cái giá học trò nghèo như anh! Ta một thời cũng là nho sinh bụng
đói, cật rét rồi, có điều không lam lũ đến thế này!
Ông thở dài, bảo :
-
Đợi ta một lát!
Ông quay vào, khi ra, cầm hai lạng bạc, gói trong một mảnh lụa, ân cần
nói :
-
Anh cầm lấy, gọi là tấm lòng của ta. Đem về đong gạo nuôi mẹ và em. Ta có mẹ
già,vợ dại, con nhỏ ở xa, ta biết!
Luống cuống, người học trò nhìn thẳng vào mắt Cao. Mặt anh bỗng chan hoà
nước mắt. Tựa chiếc đòn càn vào vai, đút vội cuốn Kinh Dịch vào tay nải, hai
tay run rẩy đỡ lấy gói bạc, anh lắp bắp:
-
Thưa quan… Dạ, thưa thầy, ơn tri ngộ này, con xin kết cỏ, ngậm vành ghi nhớ!
Cao cũng bùi ngùi, gạt đi:
-
Có gì đâu! Xin đừng bận tâm, kính cẩn quá e thành khách sáo!
Tin quan hành tẩu bộ lễ Cao Bá
Quát, can tội sửa chữa bài thi ở trường thi, bị hạ ngục, làm sôi nổi kinh
thành. Người kết tội là mạn thượng, người cho là tình thực thương tài, tiếc
thực học; Đức vua bắt tội là oan! Triều thần thì nghị tội trảm quyết, vua xem
án, phê xuống tội giảo giam – hậu. Nghe đồn, trong lúc chấm văn sơ khảo, ông
cùng người bạn là Phan Nhạ đọc được một tài văn quý lắm, nhưng sơ suất một vài
lỗi trường qui nhỏ. Hai ông bàn nhau lấy muội đèn, chữa dùm cho. Có người còn
tọc mạch, đọc cả đoạn văn chương luận tài năng với thời cuộc nghe mà thật
khoái. Đại ý như sau :”Tiến kẻ hiền tài, bổ kẻ không tốt là việc lớn của chính
trị, cho nên dùng người : hiền không lưỡng lự, bỏ kẻ gian không ngần ngừ, đời
thịnh trị do đó làm phong tục biến đổi. Nêu người hay, biết kẻ dở, tỏ người
thiện, trừ kẻ ác làm nên trị hiện thái bình… Các vua sáng Lý, Trần, Lê khi mới
lên ngồi đều lo việc tuyển hiền, nghe lời nói thẳng. Do thế, kẻ nịnh không lấn
được người trung. Lời dèm nói ra nói vào không được đón nhận. Văn hiến rờ rỡ nối
liền. Phong vực đêm ngày yên ổn, nước lớn tức đầy bụng mà phải hoà, bầu bạn chí
tình sẵn lòng kết nghĩa…” Người học trò có tài ấy lại được người thầy cao minh
ra tay cứu vớt, ngờ đâu thầy lại rước hoạ vào thân.
Đọc thêm tại: http://cauchuyendanhnhan.blogspot.com/2015/06/cau-chuyen-cua-ong-cao-va-nguoi-hoc-tro.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
danh nhân