Con rể Tùng Thiện Vương nổi loạn
Thền liều chết mạo muội dâng lời, xin Hoàng đến đèn trời soi xét.
Tự Đức xem xong, ngồi lẳng lặng hồi lâu không nói gì cả. Ông trao thư của Tùng Thiện Vương cho mấy vị đại thần cùng xem.
Vị nọ dưa mắt nhìn vị kia, cũng không nói gì – Vua thở dài nói :
-
Ông Tùng Thiện Vương có tấm lòng trung hậu, hẳn ai cũng rõ. Những việc
ông nói trong thư đều là việc lớn cả. Phải bàn và làm dần. Nhưng việc
phục chức cho Nguyễn Tri Phương thì phải làm ngay, không được chậm trễ…
Các vị đại thần lại vái vua như chầy nhịp nhanh, vâng dạ rối rít.
Sáng mồng mười tháng chín năm Bính Dần (1866) một tin đưa đến như sét
đánh ngang tai : con rể cả Tùng Thiện Vương làm Đoàn Hữu Trung nổi
loạn, cất quân từ Khiêm Lãng, vào hoàng thành, mong phế lập vua Tự Đức
để đưa Ung Đạo lên ngôi. Quân của Trưng đã vào tận nội thành, dột nhập
chỉ còn một bức tường, song đã không chém nổi Hổ Oai là chưởng vệ quân
Ngự Lâm. Trưng đã bị bắt, tống giam, hiện đang chờ xử lý. Tùng Thiện
Vương được tin kêu to lên một tiếng:
- Khổ thân ta quá rồi! Đoàn Hữu Trung sao lại ngông cuồng đến thế!
Ca phủ ông Hoàng Mười như có đám tang. Chủ tớ rầu rĩ, không ai dám
nói to. Chỉ có mấy bà con gái của ông Hoàng thấy anh vận hạn, liền đến
hỏi thăm, song vẫn phải giấu nhà chồng mà đến, ngồi chớp nhoáng lại đi…
Tùng Thiện Vương buồn lắm. Nhưng nhờ bản lĩnh thâm uyên nên ông điềm
tĩnh, không hề lúng túng bối rối. Là người hoàng tộc, song Miên Thẩm
sống rất khác mọi người. Ông chọn trong đám học trò giỏi và rất yêu của
mình hai người trẻ nhất, cùng làng với nhau, cùng thụ học ở ông, được ở
gần và đàm đạo. Và chính hai chàng nho sinh ở làng An Truyền, huyện Phú
Vang này đã có tình riêng với hai cô con gái của ông là Thể Cúc và Thức
Huấn. Thể Cúc đẹp hơn, đa cảm hơn nên yêu Đoàn Hữu Trưng, còn Thức Huấn
thuỳ mị, đoan trang, ít nói, ít nhiều thừa hưởng được nết của cha nên
yêu Hồ Đắc Thuấn. Ông Hoàng Mười gả con cho hai người học trò nghèo, và
đem về phủ nuôi bên mình, chờ ngày hội văn chương để thoả sức bút hổ,
bút rồng vùng vẫy. Cả hai đều đỗ cử nhân, chờ ngày thi hội. Văn chương
thì Đoàn Hữu Trưng sắc sảo hơn, khác đời hơn nên được nhiều người biết
đến, còn Hồ Đắc Thuấn chỉ vùi đầu vào thi cử.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
danh nhân việt nam