Tình cảm mẹ con sâu đậm của Huân Nghiệp và người mẹ già
Vừa tạnh cơn xúc động, bà mẹ lại giàn nước mắt, bởi bà lại nhớ,
khi ở nhà, dù lúc còn hàn vi, hay khi làm quan phủ được ông Trương Định hết
lòng vì nể, có miếng ngon, miếng ngọt nào, Huân Nghiệp cũng mời bằng được mẹ
cùng ăn với mình.
Bà
cụ cẩm miếng xoài cho con vui lòng:
-
Con ăn di!
Huân Nghiệp chọn một miếng khác mời chị Trương. Chị nhận, nhưng
đặt tạm sang bên, ngồi gọt tiếp. Huân Nghiệp ăn liền hai ba miếng một lúc,
miệng khen rối rít:
-
Trời, xoài quê mùa này ngon quá!
Ông nhớ lại những ngày sôi nổi ở đồng bằng. Khi nhận lời cộng sự
với Trương Định, ông len lỏi khắp vùng kinh rạch, tổ chức các kho chứa vũ khí,
lương thực, lo những thứ cần thiết cho vùng căn cứ của nghĩa quân, khi việc lớn
gặp phải những lúc không thuận buồm xuôi gió. Ông tìm đến những người hào hiệp,
kết giao với những bạn trẻ nhiệt thành, xả thân vì nước. Người theo quan Bình Tây
Nguyên soái Trương Định ngày một đông. Có khi ông tổ chức một tối hội hè cho
trai gái hát, hò lý, múa rồng, múa lân, rồi từ trong đám hội ấy mà vận động mọi
người góp lương, góp tiền, góp người cho quân khởi nghĩa; có buổi ông họp mặt
những người yêu văn chương cùng đàm đạo ngâm nga những bài thơ xướng hoạ của
Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường mà bàn luận chính, tà cho rõ kẻ ngay người gian ở
đất lục tỉnh. Người tốt kết tụ lại khá đông, lòng mến mộ ông phủ ngày càng
tăng. Đôi khi ông cũng phải bận tâm đến các vụ kiện tụng ở trong vùng. Dựa vào
đám dân chúng bộc trực, thẳng thắn, ông đã gỡ rối nhiều vụ tranh đất, lấn vườn,
đánh ghen, trộm cắp. Ong đã làm cho hai nhà kiềng mặt nhau, lại giao hảo thân
thiết, rồi gả con cho nhau. Dân trong vùng hết lòng vì mình đã tìm được người
đang mặt trấn trị cái phủ vốn là một đất dữ, gồm nhiều dân đầu sông, ngọn
nguồn, đỉnh rừng mép biển về tụ hội.
Huân
Nghiệp hỏi mẹ:
-
Mẹ vẫn khoẻ, chứ ạ?
Bà mẹ cầm lấy tay ông. Tay mẹ nhăn nheo, những đường gân xanh nổi
lên rõ mồn một:
-
Bao giờ con về nhà?
-
Mẹ ơi, con biết mẹ mong con về lắm! Nhưng con đành thất hiếu với mẹ thôi!
Bà mẹ sửng sốt hỏi :
-
Sao con lại nói gở thế!
Nước mắt bà mẹ lại ứa ra. Huân Nghiệp cắn môi, nhìn mẹ :
-
Mẹ ơi, mẹ đã cho con đi tụ nghĩa, hẳn mẹ đã lường trước những việc này. Giặc
Pháp ác độc lắm! Nó bầy mưu lập kế để mua chuộc con. Nó biết trên đời này, chỉ
có mẹ là bảo được con vâng lời thôi! Nhưng con hỏi mẹ, mẹ có muốn con hàng giặc
không?
Bà mẹ khóc lên thành tiếng, nói trong nước mắt:
-
Mẹ biết… Mẹ biết lần mẹ thăm con này sẽ là lần cuối cùng… Nghiệp ơi… tội nghiệp
cho con quá! Chẳng lẽ mẹ ngồi nhìn chúng nó giết con ư?
Bà mẹ lảo đảo, đứng không vững. Huân Nghiệp đỡ mẹ, nói :
-
Con biết lòng mẹ. Mẹ sinh ra con là để nối chí cha ông, không nộp đất, nộp quê
hương cho giặc. Bao nhiêu cái đầu rơi trước con rồi. Ông Trương Định anh hùng,
trí lự là thế, muốn giầu sang nào có khó gì, mà ông vẫn chọn con đường cứu
nước, mặc mọi chuyện dữ dằn có thể xảy ra. Con là bạn, là người thân tín của
ông Trương, con đành chết chứ không bao giờ chịu cho giặc mua rẻ đời mình. Con
biết rằng, nếu thằng Nghiệp này hèn thế, thì chính mẹlại từ conchứkhông phải ai
khác…
-
Trời ơi, con tôi…!
Hai mẹ con đồi hồi, lòng ngổn ngang trăm mối. Huân Nghiệp nói với
chị Trương:
-
Tôi nhờ chị trông nom mẹ tôi giùm, bây giờ cung như sau này ơn ấy, Nghiệp này
xin kết cỏ ngậm vành.
Chị Trương đầm đìa nước mắt, khẽ khàng nói :
-
Anh nói làm chi cho thêm rầu lòng. Anh và anh Trương Minh Nghĩa nhà em, ăn ở
với nhau hơn cả anh em ruột. Mẹ anh tức là mẹ chúng em.. Dù rau cháo qua ngày,
em thề chẳng dám rời mẹ!
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
danh nhân