Bữa cơm của ông Cao và nười học trò nghèo
Thử bút lần cuối, Cao cầm bút, viết liền một mạch về câu đối thứ nhất:
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Khi cái móc của chữ kiếm vừa trọn vẹn, người học trò họ Hoàng xuýt xoa thốt lên:
- Thật là thần bút. Chữ có cốt cách riêng. Người viết thiếp Lan Đình giá còn sống cũng phải chịu tài.
Cao không để ý đến lời khen. Tay, mắt ông bận bịu thật sự. Ông tự cho thêm nước mưa, mài thêm mực, rồi lại chùi tay, thử hút, viết tiếp vế câu đối thứ hai:
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
Nét chữ đa thảo tươi tắn lạ thường. Hai hàng chữ trong đôi câu đối như hai hàng vũ nữ, vừa có vẻ đẹp chung tao nhã, vừa có cái vẻ riêng, mỗi chữ một cốt cách. Bay bướm nhất phải nói là năm chữ “đê thủ bái mai hoa”.
Viết xong, ông đứng lên tự ngắm, gật đầu bằng lòng, rồi nói với người học trò họ Hoàng:
- Ta tặng anh đấy! Tặng anh..
Người học trò cảm kích vô cùng, chỉ còn biết nghẹn ngào nói :
- Vật vô giá này sẽ trở thành gia bảo của nhà con.
Cao vui hẳn lên, ông bảo:
- Còn rượu chứ, mang ra đây.
Người học trò vui theo, chạy vào lấy chai rượu hai thầy trò uống chưa vơi một nửa. Cao rót ra hai chén. Ông trao cho anh nói :
- Cạn chén. Mừng cho ta, mừng cho anh!
Ông cạn trước, khà một tiếng. Sẵn chiếc võng mắc ở gian bên, ông đến ngả mình xuống, sảng khoái, ông lim dim dẫn mình vào giấc ngủ, trong mắt còn hiện ra vẻ riêng chang chói của những bông mai và những hàng chữ viết còn chưa ráo mực.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
nhân vật lịch sử việt nam