Ông Nguyễn – Nguyễn Thông cải cách Bình Thuận
Đến Bình Thuận chưa được bao lâu, các thành trì, cửa biển cũ ông đều cho
sửa sang lại chu đáo. Ông cho củng cố thành Bình Thuận, mở rộng chu vi tới 50
trượng, xây bốn cửa chính đông, chính tây, chính nam. Chính bắc thật kiên cố,
đào hào rộng tới 4 trượng. Ngoài của thành còn xây những đoạn thành cong để che
mưa, trên mặt đất súng thần công ở nời nào có thể khai khẩn được ông lấy việc
tốt làm ở xứ Quảng truyền bảo cho dân đắp đập đào mương, cày bừa chăm sóc, chỉ
một vụ mà thóc lúa đầy đủ…
Ông ngăn cấm các thuyền buôn lớn lợi dụng lúc dân chúng thiếu gạo, thiếu
vải, tiết muối, thiếu dầu thắp đèn, đem hàng tới đổi rẻ các thứ hàng hiếm trong
vùng như kì nam, hương bài, sừng tê, ngà voi, yến sào…Ông lập những đội thuyền
của quan binh đi tuần tiễu dọc biển,lập đội du binh vào núi, vừa dẹp các đám
giặc cướp nhỏ, vừa giúp dân sắm dao, rèn khí giới, ngộ khi giặc Pháp lấn tới,
có thể kìm chân chúng, tránh thiệt hại cho dân. Tiếng tăm thanh liêm, thương
dân của ông truyền từ Quảng ngãi, Khánh Hòa vào, nay lại càng thêm được mến mộ.
Người Thượng đón ông ở đầu núi với những tù trưởng tóc trắng như bông, dàn cồng
chiêng sắp hàng hai bên, rước ông lên nhà rông, mở những ché rượu cần ngon nhất
thiết ông, rồi sau đó, ông bàn với họ việc gì cũng được.
Người Chàm cùng mở lễ hội bên những dòng mương mới, gảy đàn bưng bằng da
cá sấu, nhảy múa suốt đêm, mừng ông đến ăn tết đầu năm với họ và té những chậu
nước lấy tít tận thượng nguồn, chúc ông có sức mạnh mẽ như núi Lai, núi Vị.
Đêm đêm trong ngôi nhà nhỏ dựng khuất ở sau phủ đường, ông thường tiếp
các khách ở quê ra. Ông hỏi thăm tường tận tình hình bà con sống trong đất
địch, Ông hở dài khi biết thêm một gương sáng của một người lính
thường đã khảng khái đập đầu vào cửa lao mà chết, không chịu khai nơi ẩn náu
của nghĩa quân.
Cuối năm vào mùa khô ráo, cảm kích khi nghe chuyện dân chúng ở mấy
làng giáp với đất giặc bị chúng đốt phá, những ngôi mộ chôn trên cát của các
người lính vô danh trong các trận đụng độ lẻ tẻ với tàu chiến giặc, khi chúng
ngang nhiên vào cướp hàng,đồ ăn thức uống, hoặc hoạnh hoẹ khiêu khích, ông cho
quân đi nhặt hài cốt họ về, chôn chung vào một mộ ở phía ngoài thành. Ông thân
mời dân chúng các nơi về, cử những người có lòng thành vào đắp cho mộ thật lớn,
uy nghi. Ông cho bày hương án, đích thân làm chủ tế. Ông xoã tóc đọc những lời
điếu thống thiết ai nghe cũng phải động tâm:
Xương khô phút này có mộ
Sao người sống bị bỏ rơi?
Quan tham lại nhũng vơ vét
Máu sinh dân vát cạn rồi!
Người dệt vải, than rét cónq
Kẻ làm ruộng mà bồ vơi
Lắt lay như đèn trước gió
Sông đẩy cũng là chết thôi…
Từ khóa tìm kiếm nhiều: danh nhân lịch sử việt nam