Ông Cao về trú tại nhà người học trò nghèo

    Cao nhận được cả nhịp tim mừng rỡ đập dội vào da thịt mình. Ông cúi xuống, ân cần nâng dậy, bảo:
-      Thôi anh Hoàng, ta về thôi, trù trừ gì nữa.

Ông Cao về trú tại nhà người học trò nghèo

    Người học trò nghèo hân hoan đi trước dẫn đường. Nhà anh ở cuối xóm, một miếng đất đầu thừa đuôi thẹo, vỡ vạc, đổ đắp chán mới có. Nhờ có bàn tay cần cù, mảnh vườn cũng khá vui mắt, rau hành, mía mọc chen với một vài cây hoa thược dược, hoa hồng. Người học trò họ Hoàng lật đật vào nhà, trải chiếu dẹp giường, đón Cao vào. Cao quẳng cái tay nai lép kẹp, ra bờ kênh rửa mặt. Nước sông Lợi Nông trong vắt, mát mẻ, khiến ông khoan khoái, Ông phóng mắt nhìn đồng điền, vườn tược. Nỗi nhớ quê từ đâu chợt ập đến. Ông trở vào quanh quẩn ngắm cỏ cây, thềm đất. Dừng hổi lâu bên một cây mai mới trồng, ông ngắm những bông mai vừa bói hoa, lòng chợt dấy lên những ý thơ thanh tao. Tiếng chào của bà mẹ và cô con gái vừa đi chợ về, làm Cao phải quay đầu lại. Ông nghiêng mình đáp lễ và ân cần hỏi han chuyện chợ búa. Rồi ông lại quay lại với cây mai. Ông cảm thấy cây đang nói với mình bằng màu bằng sắc. Những bông mai trong vườn đã vô tình gây cho ông những ý nghĩ tốt đẹp, đang dấy lên trong lòng mình. Đó là loài hoa tự tôn, không lẫn hương sắc với các cỏ cây xô bồ táo tợn quanh mình. Ông khẽ nghiêng mình, cúi ngắm những cánh hoa mỏng như lụa, mong manh góp một nét riêng biệt với mùa xuân. Cao lùi lại, đứng vào hồi nhà, khoanh tay, tựa lưng vào vách, nép sau tán cây. Ông nhận ra thứ hương thơm thanh khiết lạ kỳ toả nhẹ trong chiều đông.
    Cơm rượu dã dọn. Ông vào nhà, mời cả nhà cùng ăn. Hai người đàn bà vái tạ, không dám. Họ thoái thác mải việc, để ăn cơm sau.
    Cao tự so đũa, vui tự nhiên như đang chính ở nhà mình. Tình người đã khiến cho hai thân thể long đong xích lại gần nhau và quý nhau hơn cả tình huyết thống. Người học trò, bồi hồi nhắc lại những chuyên xảy ra từ lúc ông Cao gặp nạn đến giờ. Anh vẫn sôi kinh nấu sử, nhưng ngày đêm, phải cật lực kiếm sống để đỡ đần mẹ và em. Cao cười thốt lên:
-   Ta hiểu thêm một điều, chữ nghĩa được thấm mổ hồi mới là chữ nghĩa thực.
    Trong lúc hàn huyên. Cao với tay, cầm tay nải, lục ra bài thơ viết trong tù ra tặng anh. Ông tâm sự:
-      Ta giao thiệp tao nhân mặc khách ở Bắc Hà và ở thành Huế này đã nhiều, ngẫm lại, kẻ sĩ lúc hàn vi thường làm được nhiều điều tốt lành nhất. Sau này, dù làm nên chức trọng quyền cao, anh đừng quên lúc gian truân, lam lũ này.
    Ông khen :
-      Vườn tược nhà anh đẹp lắm. Rau cỏ nuôi sống người. Lại có một cây mai như người thầy thầm lặng, nhắc nhờ mình giữ lấy cái tâm, nêu cao phẩm hạnh. Ta hiểu lòng anh lắm!
Từ khóa tìm kiếm nhiều: danh nhân việt nam
 

Copyright © 2009 CÂU CHUYỆN DANH NHÂN