Cuộc trò truyện của Nguyễn Tri Phương và Bùi Thức Kiên

Nguyễn Tri Phương hỏi Bùi Thức Kiên :
-   Hiện nay, điều ông lo lắng ở Hà Nội là điều gì vậy?
-   Bẩm quan Khâm sai, tôi rất ngại bọn giặc Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc. Chúng đóng quân ở ven đô, quấy nhiễu, cướp bóc, dân tình ca thán lắm.
- Còn chiếc thuyền buôn của tên Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) thế nào?
Bùi Thức Kiên ấp úng:
-  Tôi cho là gã lái buồn này không có gì nguy hiểm, chẳng qua chỉ là hắn mũi lõ, tóc quăn nên dân mình làm khó đễ cho hắn mà thôi.

Cuộc trò truyện của Nguyễn Tri Phương và Bùi Thức Kiên

    Nguyễn Tri Phương rất giận Bùi Thức Kiên, cho y làm quan Tổng đốc mà đánh giá việc và người chỉ nhìn ở cái vỏ bên ngoài, không nhìn thấu lõi bên trong. Nhưng ông cố nén, vì ông biết rằng vẫn phải dựa vào Kiên, vào Trác ông mới làm trọn được chức phận mình. Nguyễn Tri Phương rút ở tay áo đại trào ra một bức ảnh và nói:
-  Ông thử xem bức ảnh này!
     Khúm núm đỡ lấy đưa nên mắt. Jean Dupuis đang được Thuỷ sư đô đốc đóng ở Gia Định tiếp ở buồng khách.
    Nguyễn Tri Phương nói:
- Một tên lái buôn chỉ với một chiếc tầu thuỷ thôi, thì làm sao lại được tiếp đãi riêng trịnh trọng thế. Ông quên rằng Đồ Phổ Nghĩa là tên lái súng ư?
- Bẩm đại quan!
Nguyễn Tri Phương đứng dậy, đi đi lại lại trong phòng:
- Nó đem súng ngược lên Vân Nam bán, lại được cả Tổng đốc Lưỡng Quảng cấp giấy cho chở súng đi… Chẳng qua là chúng mượn cớ dò xét đường đi lối lại và tình hình Bắc Hà mà thôi, chứ buôn bán gì! Bây giờ hắn đã đem vũ khí bán xong rồi, chở hàng hoá từ Vân Nam về, đem bầy bán công khai ở trên bờ, bọn buôn bán ở 36 phố phường hám lợi đều xô đến hỏi han, xem hàng, nó liên hệ với người của nó thì liệu quan Tổng đốc có kiểm soát nổi không?
    Bùi Thức Kiên đứng ngây ra như tượng gỗ, chắp tay cung kính không dám nói năng gì. Thực ra người Pháp thường gọi Nguyễn Tri Phương là Phó Vương. Chúng biết Tự Đức rất yêu quý ông. Ông đã trải thờ ba đời vua, từ một viên thuộc lại trở thành một đại thần… Ông lại là người đánh Nam dẹp Bắc, dám lấy giáo mác, cung tên, thành luỹ và lòng người chông lại đại bác, tẩu đồng… Trận chiến ở
    Đà Nẵng, người Pháp do bị cắt đường hậu cần mà phải tháo neo rút chạy. Trận ở đồn Kỳ Hoà, em ông là Nguyễn Duy bị chết tan xác vì đại bác, ông bị thương nặng, đồn mất, nhưng quân Pháp ở Gia Định khiếp vía vì đội quân nghĩa dũng do đích thân hai anh em Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy chiêu tập, và hệ thống phòng tuyến chiều sâu do Nguyễn Tri Phương kiến tạo.
 

Copyright © 2009 CÂU CHUYỆN DANH NHÂN