Hoàng Diệu tức giận với việc giặc bắt nộp thành
Đề đốc Lê Trinh cau mày khó chịu, song lại ngồi im như tượng. Hoàng Hữu Xứng biết Bá là người tôn thất, khi ra Bắc thành, Bá được Tự Đức tiếp riêng, ban cho ngự tửu, ngụ ý đầy lòng tin cẩn khác thường. Nhưng Bá thường bỏ việc tuy ngoài miệng luôn tỏ ra là người năng nổ. Bá nghe ngóng, chờ thời. Hàng thuộc hạ của ông ta để lọt tin ra ngoài, ông ta có liên lạc với đồn binh Pháp. Song lúc này đâu phải là lúc bài bác nhau. Việc khẩn cấp bây giờ là giữ thành. Vả lại, Bá là người hay hiềm nghi, chấp vặt, ngộ lỡ lời, hắn mật tâu lên vua, hẳn không bị đàn hặc cũng dễ rầy rà. Nghĩ thế, Xứng lại ngồi im dù trong bụng không thích cái lôi ăn nói cầm chừng của Bá. Hoàng Diệu như đã quá quen với cách nói của quan án sát. Ông cũng chẳng hy vọng gì ở người cộng sự nặng về xem xét, theo dõi ông hơn là cùng xắn tay vào lo việc nước này. Ông chỉ nói:
-
Giặc càn dỡ bắt nộp thành! Khi nhận ấn tín trọng trấn thành Hà Nội,
Hoàng thượng có dặn: Việc quân tuỳ cơ ứng xử, song, cố giữ sao cho thành
vững, dân yên. Tức là chúa thượng không cho phép chúng ta giao thành
cho giặc. Vả lại, đến phút này, so thực lực hai bên, ta đang có lòng
trung của quân sĩ, sự nỗ lực của những người có tâm huyết với nước nhà.
Mặc ai lòng dạ thế nào, tôi nghĩ, chúng ta, những đại thần ngồi đây
không có cách nào khác, là phải tìm hết cách phá mưu mô của giặc, trên
dưới một lòng. Còn một người còn quyết giữ thành, nêu gương tiết nghĩa.
Quan đề đốc, tôi phiền quan trấn giữ mặt thành cửa bắc. Cửa tây tôi xin
bao quát. Quan án sát giữ cửa đông, còn quan tuần phủ đốc chiến phía cửa
nam. Khao quân, tướng ăn uống đầy đủ để có đủ sức canh phòng. Truyền
nổi trống tiên nghiêm vào trống canh ba đêm nay để loan báo xa gần tình
hình khẩn cấp của thành Hà Nội. Tôi sẽ cùng quan đề đốc hôm nay đi xem
xét các kho đạn dược, vũ khí, lương thảo. Quan tuần phủ cho người nhắc
việc cấm thành, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Những phút này, cần giữ
cho hiệu lệnh nghiêm minh, không để tay chân của giặc lọt vào thành, gây
chuyện nội ngoại tương ứng.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
nhân vật lịch sử việt nam