Đồ Chiểu vẫn luôn một lòng canh cánh nhớ về quê hương


     Cuộc đời long đong của ông, dân lục tỉnh hầu như thuộc lòng. Tuy sinh ở Tân Thới, Bình Dương, Phù Tân Bình, song quê gốc của ông tận Thừa Thiên kia. Năm hai mươi lăm tuổi, thi hương ở Gia Định đậu tú tài ông ra Huế học hành để tiếp tục con đường khoa cử. Chưa kịp thi, được tin mẹ mất, quá thương mẹ, ông khóc nhiều. Gặp lúc trời oi, ông nhiễm bệnh đau mắt đến hỏng mắt. Người có chí không chịu buông trôi cuộc đời trước oan trái của thế gian, ông đã tự học thêm cả chữ nghĩa lẫn nghề thuốc. Cho đến nay thì các mạch lạc, ý nghĩa của văn chương, y lý của nghề thuốc, chưa chắc người sáng mắt đã sành, giỏi hơn ông. Hai thầy trò vẫn ngồi bên khay trà. Trò rót, dâng hai tay lên, đặt vào lòng tay thầy, bùi ngùi nói:

Đồ Chiểu vẫn luôn một lòng canh cánh nhớ về quê hương

- Xã hội ba đào quá. Mới ngày nào, chúng con còn đến ăn mày chữ nghĩa ở cửa nhà thầy. Con cứ nhớ, hôm nào con cũng đi muộn vì mắc đi đưa bánh cho các hàng quà giúp mẹ con. Vậy mà thầy không quở, còn cho sách cho bút. Bây giờ, con vào cửa quan, làm việc từ hàn tối mật của những người có lòng với đất nước, con không thể nào quên được mái nhà tranh ở Tân Thới nơi thầy đã mở lòng cho chúng con để tạo thành những con người có ích cho hôm nay.
Thầy Đồ Chiều lặng lẽ hỏi :
- Anh từ Bình Long lên, có qua chỗ thành Gia Định không? Nghe nói gạch tan ngói vỡ hết rồi, phải không?
     Mắt ông đồ hướng về phía quê hương, sống với những kỷ niệm không bao giờ quên được. Thành Gia Định xưa là một danh thắng của lục tỉnh. Thành được khởi công vào năm Canh Tuất (1790), do lệnh của chúa Nguyễn Phúc Ánh (tức vua Gia Long sau này). Chu vi thành tới 429 trượng, cao 10 trượng ba tấc. Hào quanh thành, xẻ rộng tới 14 trượng bốn thước và sâu bẩy thước, thành xây theo hình bát quái, có dáng hoa sen. Tám cửa mang tên đẹp của tám quẻ trong Kinh Dịch: Càn Nguyên, Khảm Hiểm, Cấn Chỉ, Chấn Hành, Tốn Thuận, Ly Minh, Khôn Hậu và Đoài Duyệt.
     Tả tiền bên trong, dựng nhà Thái miếu, giữa có dinh hành tại. Tả là nhà kho, hữu là công xưởng làm quân nhu vũ khí. Quân túc vệ được đóng quanh tám mặt thành. Có điếu kiều, có thang dây, thuận tiện cho việc quân lên xuống. Những ngày việc binh quan yếu, ban ngày treo cờ, đêm treo đèn hiệu, hiệu trống hiệu mõ từ canh một cho đến trọn ngày không bao giờ trễ nải. Sau này, Gia Long lên ngôi, các quan tổng trấn con cho xây vọng cung, xây lầu bát giác để chuông trống, lầu tía, gác son, cửa hoa trạm lộng lẫy…



Tài đức của thầy Đồ Chiểu


     Thầy đồ Chiều chạy về Cần Giuộc. Được người vợ trọng nghĩa, chiều chồng, thực cũng đỡ đần cho ông nhiều lắm. Quê hương cũ của ông ở làng Tân Khánh, Bình Dương chắc đã khác biệt lắm. Chiều qua có người học trò cũ, sau buổi Gia Định thất thủ, theo gia đình chạy về Vĩnh Long, được trúng cách vào trường tỉnh, là học trò yêu của quan đốc học Nguyễn Thông, cầm thư lên cho quan nguyên soái Bình Tây Trương Định vừa dấy nghĩa ở Cần Giờ, nghe tiếng ông đồ lánh nạn ở đây, ghé qua thăm thầy. Ông đồ giữ lại để hỏi chuyện.

Tài đức của thầy Đồ Chiểu

     Tiếng súng giặc vẫn ì ầm nổ ở phía Biên Hoà – Tân Định. Đêm loạn ly không được yên tĩnh. Từng làng, chó sủa lúc rộ lên, lúc im. Có lúc, nghe tiếng người bàn tán rầm rì ngoài phố. Đã đến giáp canh hai, gần canh ba, ngọn đèn dầu mù u vẫn toả sáng. Người học trò, trước người thầy giáo mù, vẫn giữ đúng tiết lễ, không dám buông thả. Anh ngồi ngay ngắn, đối mặt với ông đồ, lòng đầy thương cảm. Phía nhà trên, nhà chủ đã đóng cửa ngủ yên. Nhưng dưới nhà, bà đồ, cùng với một ngọn đèn, đang ngồi sàng gạo, lo mai đi chợ. Thỉnh thoảng bà lại ngừng tay, ru rin đứa trẻ con ngủ một mình trên một chiếc giường tre. Bà phải làm hàng xáo kiếm thêm tiền độ nhật. Hai năm xa quê, về nương náu ở đất Cần Giuộc này, học trò của thầy đồ ngày một vắng. Thầy đã chuyển sang làm thuốc. Song tỉnh Gia Định đã thất thủ rồi, người bán thuốc mua về rất ngại cho chịu tiền. Thế là bệnh không chữa nổi. Nhà giàu ít tìm đến. Thầy lại chữa bằng thứ cây, thứ lá những bệnh phong, hàn, cảm, mạo cho bà con, phần nhiều không lấy tiền… Người nghèo, người có tâm huyết với đất nước, thầy đồ kiêm thầy thuốc này tận tình chăm sóc. Ông từng chữa cho một nghĩa quân bị đạn bắn vào bụng tưởng không thể nào qua khỏi, bằng toàn thứ là hái ở bãi bờ và vườn tược… Từ ngày cuốn thơ Lục Vân Tiên viết xong thì cả lục tỉnh cũng biết tiếng thầy đồ Chiểu. Nhiều nhà giầu muốn đón ông về dạy con, mở hiệu thuốc để lấy tiếng thơm lây, song ông toàn nương tựa vào chỗ thân thích, hoặc học trò. Tiếng là đi lánh nạn mù loà, song vợ chồng ông không gây phiền hà cho ai cả, còn làm được khá nhiều việc, giúp giập bà con cô bác xung quanh. Bởi vậy tài năng, đức độ ông càng truyền xa.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: danh nhân việt nam

Cái chết hiên ngang của Hồ Huân Nghiệp


     Mờ sáng hôm sau, chúng đã đem ông ra hành quyết. Không một ai được gặp mặt ông. Chúng đem cơm rượu đến cho ông ăn. Ông co chân đạp đổ. Máy chém đã đặt giữa lòng sân trại giam. Tên đao phủ đã treo lên lưỡi dao thép năng, chờ người tù nằm vào tư thế chịu chết! 

Cái chết hiên ngang của Hồ Huân Nghiệp

     Hồ Huân Nghiệp được dẫn đến. Ông mặc đồ nhà nho, quần trắng, áo sa lam, đi giầy Gia Định, chít khăn nhiễu Tam Giang. Ông thanh thản đến kỳ lạ. Trên đường sắp kề máy chém, tên giáo sĩ từ góc bên, gạt những tên lính áp tải, bước vội đến. Hắn nói thật to để mọi người chú ý:
- Hãy khoan, ta cần nói chuyện với người này.
Hồ Huân Nghiệp dừng lại. Viên giáo sĩ lắp bắp nói :
- Ông Nghiệp… ông Nghiệp, tôi thực bụng muốn giúp ông mà! Ông không nên chết, uổng phí mất một đời tài trí!
Huân Nghiệp nhìn hắn, bĩu môi cười khinh bỉ. Ông bước lên máy chém. Viên giáo sĩ níu áo ông lại, chìa chiếc thánh giá ra :
- Mẹ già ông ai nuôi? Ông Nghiệp ơi! Tội lắm! Chỉ cần ông hôn lên chiếc thánh giá này thì dù án đã phê chuẩn, máy chém lập tức cũng được dẹp đi thôi!
- Đừng quấy rầy ta!
     Hồ Huân Nghiệp lấy tay gạt mạnh, tay ông đánh mạnh vào cánh tay tên giáo sĩ khiến chiếc thánh giá văng xuống đất. Ông từ từ bước  lên máy chém, quay lại, đọc to mấy câu thơ vừa nghĩ được lúc sáng nay :
Kiến nghĩa ninh cam bất dũng vi,
Toàn bằng trung hiếu tác nam nhi.
Thử thân sinh tử hà tu hậu,
Duy luyến cao đường bạch phát thì
    Ông bước lên máy chém. Trong số người lính áp tải, có một người cùng tỉnh khác huyện với ông. Anh ta cảm kích trước cái chết hiên ngang, sau khi ông tử nạn, thường bí mật mua hương hoa đến chăm nom phần mộ. Anh còn liên lạc với người coi xà lim, thu nhập được kỷ vật của ông.
     Một đêm ra thăm mộ, vô tình anh gặp chàng hảo hán. Hai người làm quen với nhau và kết bạn cùng nhau. Chàng hảo hán đã nghe trọn phút lâm chung, nghe bài thơ tuyệt mệnh của người anh suy tôn làm thầy học, lòng lại càng thêm ngưỡng mộ, sùng tín.
     Sau này, anh đã đem kỳ vật của Hồ Huân Nghiệp về cho gia đình, đi tìm bằng được tân quân của Trương Định và theo cho đến phút ông Trương lâm nạn.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: danh nhan viet nam

Copyright © 2009 CÂU CHUYỆN DANH NHÂN